Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên môn Vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên môn Vật lí

2.4.2.1. Quản lý việc phân công giảng dạy

Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, công khai việc phân công giảng dạy (

X= 3,7) và chú ý điều hoà chất lượng giáo viên Vật lí giữa các lớp, khối lớp (X

= 3,3) được các lãnh đạo nhà trường thực hiện khá tốt, vì đây là những vấn đề cơ bản của phép toán QL mà tất cả các lãnh đạo nhà trường đều phải thực hiện một cách linh hoạt và biết điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm cơ quan mình.

Bảng 2.19 - Tổng hợp ý kiến đánh giá về việc quản lý phân công giảng dạy

STT Nội dung Mức độ thực hiện (%) ĐTB

(X)

Tốt Khá TB Yếu

1 Công khai việc phân công giảng dạy 75,7 18,9 2,7 2,7 3,7

2 Chú ý điều hoà chất lượng giáo viên Vật

lí giữa các lớp, khối lớp 45,9 43,2 8,1 2,7 3,3 3 Có sự điều chỉnh giáo viên sau 1 học kỳ

cho phù hợp. 27,0 32,4 18,9 21,6 2,6

Bên cạnh đó việc có sự điều chỉnh giáo viên sau 1 học kỳ cho phù hợp thực hiện có kết quả trung bình khá(X= 2,6), điều đó chứng tỏ còn có trường THPT chưa quan tâm đúng mức nội dung này, có đến 40,5 % ý kiến được hỏi cho rằng chỉ đạt mức trung bình trở xuống.

2.4.2.2. Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, việc chỉ đạo các bước soạn bài, quy định

về hồ sơ chuyên môn (X= 4,0) và công tác kiểm tra hồ sơ chuyên môn (X= 3,9) được các lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm, vì đây là những vấn đề được các cấp QLGD đã có sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể.

Tuy nhiên việc chỉ đạo soạn giáo án chung cho một số tiết khó của môn Vật

lí về cơ bản đã thực hiện tốt (X= 3,6), điều đó chứng tỏ còn một số thầy/cô chưa thật sự thông suốt.

60

Bảng 2.20 -Tổng hợp ý kiến đánh giá về việc quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp

STT Nội dung Mức độ thực hiện ( %) ĐTB

(X)

Tốt Khá TB Yếu

1 Chỉ đạo thống nhất các bước soạn bài,

quy định về hồ sơ chuyên môn. 100,0 0,0 0,0 0,0 4,0 2 Chỉ đạo soạn giáo án chung cho các

tiết khó trong chương trình môn Vật lí. 70,3 21,6 8,1 0,0 3,6 3 Tổ chức kiểm tra hồ sơ chuyên môn. 94,6 5,4 0,0 0,0 3,9

2.4.2.3. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Bảng 2.21 - Tổng hợp ý kiến đánh giá quản lý giờ lên lớp của giáo viên

STT Nội dung Mức độ thực hiện ( %) ĐTB

(X)

Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng thời khóa biểu khoa học, hợp lý. 64,9 21,6 10,8 2,7 3,5

2

Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên

môn của giáo viên. 70,3 18,9 8,1 2,7 3,6

3

Xây dựng và phổ biến tiêu chuẩn đánh giá

giờ dạy môn Vật lí cho giáo viên. 32,4 27,0 24,3 16,2 2,8

4 Kiểm tra, dự giờ định kỳ, đột xuất để đánh

giá và rút kinh nghiệm. 48,6 37,8 10,8 2,7 3,3

5

Quản lý ngày giờ công lao động và chế độ

dạy bù giờ. 70,3 18,9 8,1 2,7 3,6

Công tác xây dựng thời khóa biểu, chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn và

quản lý ngày giờ công, dạy bù của giáo viên được các trường thực hiện tương đối

tốt. Tuy vậy việc xây dựng và phổ biến tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy môn Vật lí cho

giáo viên thực hiện chưa tốt (X= 2,8). Đa số các trường THPT vận dụng chưa đúng hướng dẫn đánh giá giờ dạy của Bộ GD&ĐT để xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy riêng cho môn Vật lí.

Mặt khác, việc phân tích sư phạm bài học để rút kinh nghiệm chưa được coi trọng, nhiều giáo viên thực hiện còn miễn cưỡng; chưa đi sâu phân tích tiết dạy để

61

cùng nhau học tập kinh nghiệm; còn ngại va chạm; chưa nhận thức được những lợi ích mà việc dự giờ đồng nghiệp mang lại.

2.4.2.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.22 - Tổng hợp ý kiến đánh giá việc kiểm tra, đánh giá học sinh

STT Nội dung Mức độ thực hiện ( %) ĐTB

(X)

Tốt Khá TB Yếu

1 Chỉ đạo thực hiện quy chế kiểm tra,

đánh giá, xếp loại học sinh. 75,7 21,6 2,7 0,0 3,7 2

Chỉ đạo việc ra đề thi, đề kiểm tra phù hợp với chuẩn kiến thức-kỹ năng, đảm bảo tính vừa sức.

67,6 21,6 8,1 2,7 3,5

3

Kiểm tra tiến độ việc thực hiện các bài kiểm tra học sinh theo phân phối chương trình.

48,6 37,8 10,8 2,7 3,3

4 Chỉ đạo việc đổi mới, cải tiến hình thức

kiểm tra, đánh giá. 32,4 29,7 27,0 10,8 2,8 Hầu hết các trường THPT đã thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, lãnh đạo nhà trường đã quán triệt và hướng dẫn cho GV thực hiện tốt quy chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh (X= 3,7). Bên cạnh đó, đã làm tốt việc chỉ đạo

thực hiện các bài kiểm tra HS được thực hiện theo đúng kế hoạch phân phối chương trình (X= 3,3) và việc chỉ đạo ra đề thi, đề kiểm tra phù hợp, đảm bảo tính vừa sức

với đối tượng học sinh (X= 3,5 ).

Tuy nhiên, việc chỉ đạo cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện tốt (X= 2,8), việc kiểm tra, đánh giá học sinh một số GV vẫn theo lối cũ, chưa kích thích được hứng thú học tập và độ tin cậy cao, chưa sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá vốn rất phù hợp với việc dạy học môn Vật lí.

62

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)