Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 108 - 109)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi một biện pháp nêu trên đều có tính độc lập tương đối của nó và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học

Trong mối quan hệ đó, có thể coi biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy học Vật lí cho CB,GV và học sinh có vai trò then chốt, có vị trí tiên quyết,

vì không thể tiến hành nâng cao chất lượng dạy học thành công, nếu nhận thức của đội ngũ GV còn hạn chế.

Các biện pháp: Quản lý có hiệu quả việc thực hiện nội dung, chương trình môn Vật lí; Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Vật lí; Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập môn Vật lí của học sinh, Tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH môn Vật lí giữ vai trò trọng tâm, có tính quyết định đối với công tác quản

lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Vật lí.

Biện pháp “Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Vật lí” sẽ có tác dụng tác động tích cực vào đội ngũ, tạo động lực, môi trường, xây dựng niềm tin và thái độ đồng thuận nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường THPT.

Riêng biện pháp “Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng

lực dạy học cho đội ngũ GV Vật lí” là biện pháp quan trọng nhất, có vai trò chi phối

các hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí trong nhà trường.

Tuỳ theo từng thời điểm và điều kiện cụ thể của mỗi trường, mỗi biện pháp lại thể hiện tính chất và vai trò khác nhau. Một biện pháp nào đó là cần thiết, giữ vai trò quan trọng ở một thời điểm nhất định trong trường này nhưng lại có tính cơ bản và lâu dài, giữ vai trò điều kiện ở một trường khác.

Các biện pháp trên đây nếu được kết hợp thực hiện một cách nhịp nhàng, đồng bộ, và linh hoạt sẽ tạo ra bước đột phá quan trọng nhằm góp phần tăng cường

98

công tác quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí của Hiệu trưởng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các trường THPT huyện Tây Sơn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)