Tăng cường quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH môn Vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 101)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Tăng cường quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH môn Vật lí

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Hiệu trưởng quản lý việc ứng dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới PPDH môn Vật lí một cách hiệu quả.

3.3.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy môn Vật lí

Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo là: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của người học".

Thời đại ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra thách thức mới cho GD&ĐT. Nhà trường phải dạy những kiến thức được chọn lọc, cơ bản cần thiết, đặc biệt phải

84

dạy cho học sinh biết phát huy tích cực của mình trong học tập, bồi dưỡng cho họ phương pháp học tập, phương pháp làm việc, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, khả năng thích ứng với những biến động của cuộc sống. Đổi mới PPDH là xu hướng tất yếu của thế giới và là đòi hỏi cấp thiết với giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc đề ra biện pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH có vai trò quan trọng. Vật lí là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các phương pháp dạy học mới này, phương pháp dạy học môn Vật lí cần hướng tới mục tiêu sau đây:

Rèn luyện khả năng sử dụng máy tính phục vụ hoạt động học tập của bản thân, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, dễ thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hiện đại của nền kinh tế tri thức.

Rèn luyện khả năng làm việc tập thể, có niềm vui hứng thú học tập. Mọi người cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Chuẩn bị cho lao động phân công hợp tác trong cộng đồng.

Rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo. HS vừa phải nắm kiến thức vừa phải nắm phương pháp đi tới kiến thức đó để phát triển tư duy.

b. Đổi mới PPDH môn Vật lí với sự hỗ trợ của CNTT

Trong quá trình giảng dạy phát huy tính tích cực của học sinh việc ứng dụng CNTT sẽ có tác động mạnh mẽ đến PPDH của GV ở các mặt như: tăng cường tính trực quan sinh động, nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học mô phỏng. Các mô hình, bảng biểu, hình vẽ, tranh ảnh, các hoạt động ngoài lớp...có thể được trình bày trên màn hình vi tính; Tiết kiệm thời gian đọc- chép bài, tăng cường thời gian làm việc trực tiếp giữa người dạy và người học, dành thời gian để thảo luận, trao đổi chiếm lĩnh tri thức mới; GV làm chủ được giáo án, với giáo án điện tử, soạn trên máy tính kết hợp với các phương tiện nghe nhìn, GV sẽ chủ động triển khai trình tự logic của giáo án đã chuẩn bị mà không sợ bỏ sót chi tiết nào; Việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung bài giảng của GV sẽ rất dễ dàng, thuận tiện.

85

Để soạn một giáo án điện tử, GV phải thực hiện qua các bước thiết kế bài dạy: - Viết kịch bản (soạn giáo án): Bước này rất quan trọng vì một bài giảng tốt dựa trên một giáo án tốt. Kịch bản viết hay giúp cho người thiết kế thể hiện tốt ý đồ của bài dạy. Các bước tiến hành gồm: Dẫn nhập; Đặc tính cơ bản của bài dạy; Thành phần chính của bài dạy; Diễn tiến soạn bài dạy: mục đích yêu cầu, đối tượng, nội dung.

Trước một bài học cần trình bày, GV phải thực hiện: soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản, rồi nhóm lại thành các mục lớn hơn, ở mỗi phần, cầm chắc lọc một số nội dung kiến thức trọng tâm mà bài học yêu cầu; soạn câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, bài tập thực hành cho từng phần hoặc toàn bài.

- Thể hiện kịch bản thông qua ứng dụng CNTT: Sau khi có kịch bản, GV Vật lí sẽ phân tích các bước thực hiện, xem xét các yêu cầu cần thể hiện như hình vẽ tĩnh, động, phim ảnh để chế bản (dùng dữ liệu có sẵn, chế biến lại hay tự chế tạo), sau đó quyết định chọn phần mềm hỗ trợ thích hợp để thực hiện. Sự chuẩn bị chọn lựa tư liệu điện tử xuất phát từ nhu cầu thể hiện PPDH nêu vấn đề, dạy học xử lý tình huống...thực hiện các minh hoạ thực nghiệm, thể hiện sự tương tác giữa thầy- trò, giữa trò-trò.

- Dạy thử, bổ sung và hoàn thiện: Bước này nhằm mục đích kiểm tra giữa kịch bản và thể hiện kịch bản bằng CNTT có hài hoà, nhuần nhuyễn chưa, có đảm bảo các yêu cầu của bài dạy.

Như vậy, việc soạn giáo án điện tử đòi hỏi GV sự hiểu biết tường tận bài học, am hiểu phương pháp sư phạm để chắt lọc những nội dung chính, soạn những câu hỏi, giải đáp và sưu tầm những tư liệu âm thanh, hình ảnh, phim minh hoạ điện tử. Phần này có thể sử dụng PowerPoint, Frontpage, e-learning và các phần mềm chuyên dùng khác.

c. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để ứng dụng CNTT

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học là một vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm giúp học sinh nắm bắt thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn; qua đó có thể hình thành cho học sinh tư duy sáng tạo và giúp cho học sinh có hứng thú hơn trong học tập, đem lại hiệu quả cao hơn trong giờ học. Để đảm bảo việc ứng dụng CNTT có hiệu quả

86

thì Hiệu trưởng cần phải:

- Lập kế hoạch trang bị đầy đủ các máy tính và chiếu projetor ở tất cả các phòng học, các phòng máy, nối mạng internet và các máy móc hiện đại hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính; biết cập nhật, lấy các thông tin trên internet để trang bị cho giờ dạy của mình.

- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua: Soạn và dạy bằng giáo án điện tử trong giáo viên để nâng cao ý thức ứng dụng CNTT trong dạy học. Có kế hoạch khen thưởng động viên các giáo viên có thành tích cao trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cũng như các hoạt động khác.

3.3.5. Quản lý hoạt động học môn Vật lí của học sinh

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng nề nếp học tập, tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập cho HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện các kỹ năng tự học của HS.

- Xây dựng quy trình phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục, tổ chức và quản lý hoạt động học Vật lí của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

3.3.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

a. Xây dựng nề nếp học tập củahọc sinh

Xây dựng hệ thống phối hợp đồng bộ trong quản lý học sinh giữa Đoàn trường, GVCN, GV Vật lí, phân công trách nhiệm của từng bộ phận nhằm đưa học sinh vào khuôn khổ, nề nếp học tập.

Trong các tiết thực hành thì trước khi HS thực hành, tiếp cận với thí nghiệm, GV nên phổ biến nội quy phòng thí nghiệm, an toàn điện, cháy nổ,... và yêu cầu HS có trách nhiệm bảo vệ tốt các trang thiết bị, không được tự động sử dụng trang thiết bị thí nghiệm khi không được phép của giáo viên.

b. Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập của học sinh

Thái độ trung thực, hợp tác, cẩn thận khi làm bài, trong làm thí nghiệm và khai thác kết quả thí nghiệm.

Mục tiêu môn Vật lí trong chương trình giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi lớn, do đó cán bộ quản lý cần phải đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra. Đặt

87

trọng tâm kiểm tra vào những nội dung liên quan đến ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế, đánh giá cao sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức kỹ năng vào những tình huống mới của cuộc sống. Chú ý đặc thù của khoa học Vật lí là khoa học thực nghiệm chính xác, do đó phải có những nội dung phần đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh về thực hành Vật lí. Đây là yêu cầu các đề kiểm tra Vật lí trước đây chưa đạt được. Phải đa dạng hóa loại hình kiểm tra, phối hợp một cách hợp lý hình thức thi trắc nghiệm khách quan và kiểm tra tự luận, hình thức lý thuyết và thực hành, hình thức kiểm tra tập trung của nhà trường, hình thức kiểm tra của giáo viên và tự kiểm tra của học sinh nhằm tạo điều kiện có thể đánh giá một cách toàn diện giảng dạy của giáo viên và hệ thống kết quả của học sinh. Kết quả kiểm tra hoạt động dạy học và học tập của học sinh là cơ sở cho Hiệu trưởng có những quyết định trong việc động viên khích lệ phong trào dạy và học môn Vật lí, đồng thời điều chỉnh, uốn nắn, nhắc nhở hiệu quả giảng dạy của thầy và kết quả học của học sinh nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đặt ra.

Mục đích của phương pháp này là căn cứ kết quả điểm bài kiểm tra chất lượng của học sinh thể hiện qua bốn lần: giữa học kỳ I, học kỳ I, giữa học kỳ II và cả năm, hình thức kiểm tra tập trung, tổ chức coi kiểm tra, chấm kiểm tra chặt chẽ. Kết quả kiểm tra các môn được bộ phận chuyên môn tổng hợp, sau đó lãnh đạo nhà trường triệu tập họp hội đồng sư phạm để thông báo cho GV biết và cùng hội đồng sư phạm rút kinh nghiệm. Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn Vật lí họp thảo luận rút kinh nghiệm sau khi đã có kết quả thi kiểm tra chất lượng môn Vật lí.

Đối với khâu tổ chức ra đề kiểm tra chất lượng, Hiệu trưởng yêu cầu mọi GV tham gia giảng dạy ở các khối lớp đều phải ra đề kiểm tra chất lượng và nộp trực tiếp cho phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và phó hiệu trưởng phụ trách phải thẩm định chất lượng ra đề thi của GV theo tiêu chí đã được quy định. Kết quả thẩm định tổ trưởng chuyên môn phải kịp thời họp tổ đánh giá rút kinh nghiệm để lần sau GV ra đề thi được tốt hơn. Mục đích của công tác này nhằm đảm bảo việc ra đề kiểm tra của GV phải phù hợp với đối tượng người học, đồng thời GV cũng phải đọc nghiên cứu tài liệu, xem xét đối tượng học sinh để ra đề sát chương trình đã học, phát triển tư duy, tính độc lập, tính trung thực, đánh giá đúng

88

thực tế chất lượng học của học sinh. Công tác này cũng đánh giá đúng năng lực chuyên môn của GV và sự thành công hay thất bại trong công tác đổi mới PPDH . Sau khi kiểm tra, cần kết hợp đánh giá với tư vấn nhằm giúp giáo viên tự phân tích, tự đánh giá được khả năng dạy học của mình, từ đó rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Quá trình kiểm tra phải nhận thức kiểm tra là để đảm bảo tinh thần xây dựng, trân trọng những kết quả GV đã đạt được, thẳng thắn, chân tình chỉ ra những điểm GV chưa làm được, tạo nên sự hợp tác chuyên môn trong tập thể nhằm đưa chất lượng HĐDH ngày càng tốt hơn. Cần lưu ý, trong công tác kiểm tra chuyên môn, một mặt cần tuân thủ quy chế thanh tra, kiểm tra hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo, mặt khác phải hết sức nghiêm túc để đạt được kết quả. Do vậy Hiệu trưởng và người được phân công kiểm tra phải có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm chắc nhiệm vụ kiểm tra; Có khả năng phân tích sư phạm bài dạy, có sự đánh giá chính xác, đồng thời phải có nghệ thuật tư vấn nhằm tạo được niềm tin của người được kiểm tra.

c. Nâng cao hiệu quả hoạt động học tập trong giờ lên lớp

Chỉ đạo GVCN xây dựng tập thể HS đoàn kết, nhất trí, tôn trọng giúp đỡ nhau trong học tập, chọn ban cán sự lớp có khả năng quản lý tốt để cùng GVCN theo dõi sát sao tình hình học ở lớp như vắng, trễ, bỏ học; tình hình học lực, đạo đức của HS.

Hiệu trưởng quy định quản lý việc học tập ở trên lớp trước hết thuộc trách nhiệm của GV Vật lí, GV phải quản lý tốt tình hình và chất lượng học tập của học sinh. GV cần tổ chức điều tra cơ bản HS lớp mình để nắm được trình độ, năng lực học tập môn Vật lí, từ đó đề ra những biện pháp dạy học phù hợp.

d. Tăng cường quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú, đa dạng như hoạt động theo chủ đề, tham quan,... đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú của học sinh. Tại các trường có điều kiện, có thể tổ chức câu lạc bộ Vật lí cho HS tham gia ngoại khóa, GV cần chủ động xây dựng nội dung sát với các chủ đề của chương trình môn Vật lí.

Sau mỗi đợt sinh hoạt ngoài giờ như ngoại khóa, tham quan... cần cho HS làm báo cáo, thu hoạch, trao đổi, thảo luận, để rèn luyện các kỹ năng quan sát, phân

89

tích, tổng hợp, đánh giá về một vấn đề; rèn luyện cách diễn đạt, biết bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của mình, biết tranh luận, biết trình bày ý kiến của mình trước tập thể.

e.Tăng cường quản lý việc tự học củahọc sinh

Tự học của học sinh là quá trình tiếp diễn học tập ở trường, thầy dạy mà trò không cố gắng tự học thì sẽ không có kết quả. Đặc biệt, với môn Vật lí thì vấn đề tự học, tự tìm hiểu của HS được đòi hỏi rất cao, có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng của học sinh. Vì vậy, Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV Vật lí tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động tự học.

* Chỉ đạo GV Vật lí hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học cần nêu rõ mục tiêu phấn đấu, lập thời gian biểu và lịch học tập tương ứng hàng tuần, hàng tháng. Hướng dẫn HS sau mỗi tuần cần tìm ra những việc đã làm được, những việc chưa làm và nêu lên hướng khắc phục.

Chỉ đạo GV Vật lí sau mỗi bài dạy phải hướng dẫn cho HS việc cần làm những lưu ý cần thiết của bài học, chuẩn bị bài mới; Hiệu trưởng kiểm tra giáo án GV về phần hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.

* Chỉ đạo GV bồi dưỡng học sinh phương pháp tự học

Giáo viên bồi dưỡng phương pháp, rèn luyện kỹ năng tự học cho HS về việc thiết kế bài dạy và cách thức tổ chức cho HS hoạt động trong giờ học, theo các nội dung bài học thành một chuỗi các tình huống có vấn đề, mỗi bài, mỗi chương môn Vật lí trở thành một hệ thống tình huống - vấn đề mà HS tự lực giải quyết.

Hiệu trưởng đảm bảo điều kiện cho học sinh tự học, khuyến khích các HS lên truy cập Internet để tìm kiếm, khai thác tri thức mới nhằm bổ sung kiến thức đã học hoặc chủ động trao đổi thông tin với GV Vật lí qua mạng nội bộ của nhà trường. Đồng thời mở rộng phòng đọc thư viện, tạo thuận lợi về thời gian cho các em đến đọc sách tham khảo thêm tài liệu về Vật lí, phát huy năng tự nghiên cứu, tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)