8. Cấu trúc của luận văn
2.5.4. Những khó khăn chủ yếu
Công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường chưa huy động được các nguồn lực đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học. Chủ yếu việc đầu tư thiết bị thí nghiệm cho nhà trường trong những năm qua còn dựa vào nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp từ ngân sách nhà nước.
Học sinh khi tiếp xúc với đồ dùng thí nghiệm còn hạn chế, dẫn đến việc không phát huy hết khả năng sáng tạo và tư duy trong tiếp cận tri thức mà GV truyền thụ.
Từ những vấn đề phân tích trên, ta có thể biểu thị tương quan về đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học Vật lí qua bảng SWOT như sau:
69
Bảng 2.27 - Bảng SWOT
MẶT MẠNH ( S) MẶT YẾU (W)
- CB, GV và HS đều nhận thức tốt về sự cần thiết phải dạy môn Vật lí.
- Hiệu trưởng đã có quy định về sự hỗ trợ cho GV Vật lí làm việc tốt hơn (như sử dụng thiết bị, tài liệu, thời gian…)
- Hiệu trưởng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV Vật lí.
- Phòng thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm không đủ cho HS thực hành. - Đội ngũ GV Vật lí năng lực còn có hạn chế.
- Các tiết thí nghiệm hầu như không phát huy hiệu quả.
- Ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH môn Vật lí của GV chưa được nhiều.
THUẬN LỢI ( O) KHÓ KHĂN ( T)
- Đảng và nhà nước đã có những chủ trương đẩy mạnh việc dạy học Vật lí trường THPT.
- Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng dạy Vật lí.
- Kinh tế - xã hội huyện Tây Sơn đang từng bước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học Vật lí.
- Sở GD&ĐT đã có sự chỉ đạo kịp thời về văn bản pháp qui và biên chế GV.
- Trang bị về dụng cụ thí nghiệm chính xác.
- Chưa có chính sách về nhân lực GV Vật lí và cán bộ quản lý thí nghiệm. - Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, việc huy động các nguồn lực đầu tư CSVC hầu như chưa thực hiện. - Học sinh ít tiếp cận với trực quan trong quá trình học tập
70
Tiểu kết chương 2
Qua tìm hiểu đặc điểm phát triển giáo dục THPT và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học Vật lí các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, có thể rút ra một số kết luận như sau:
Tây Sơn hiện có 04 trường THPT, tình hình phát triển giáo dục THPT trong những năm gần đây số lượng HS giảm nhẹ, chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực; đội ngũ GV đảm bảo, tuy nhiên năng lực GV chưa đáp ứng yêu cầu mới; CSVC các trường vẫn còn thiếu thốn, việc trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ đổi mới PPDH chưa đầu tư đúng mức.
Đội ngũ GV Vật lí đủ, tuy nhiên năng lực giảng dạy vẫn chưa đồng đều; CSVC phục vụ dạy học Vật lí một số trường chưa đủ phòng thí nghiệm và thiết bị thí nghiệm cho HS thực hành.
Để giải quyết các mâu thuẫn của hoạt động dạy học Vật lí trong trường THPT hiện nay, ngoài việc quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS, một số nội dung chủ yếu công tác của người CBQL cần tập trung chỉ đạo là: Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn Vật lí đảm bảo nội dung cập nhật được tri thức mới; quản lý đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG với sự hỗ trợ của CNTT; quản lý việc nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ GV Vật lí để làm tốt công tác giảng dạy; quản lý việc trang bị, sử dụng CSVC-TBDH nhằm đảm bảo điều kiện cho dạy học môn Vật lí.
71
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN VẬT LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH