CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 25)

9. Cấu trúc của đề tài

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

1.2.1.1. Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc,

15

giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.

Giáo dục mầm non là khái niệm chung về việc giáo dục trẻ em trước khi vào học tiểu học, bao gồm các hoạt động tại các cơ sở chính quy, như trường mầm non, nhà trẻ hay mẫu giáo, tại các cơ sở không chính quy, hoặc tại gia đình giữa cha mẹ và trẻ nhỏ. Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non là xây dựng cơ sở đầu tiên (nền móng) cho sự nghiệp giáo dục nhân cách con người. Sự phát triển nhân cách của trẻ em sau này phụ thuộc khá lớn vào công tác giáo dục mầm non.

Giáo dục mầm non là việc hỗ trợ trẻ để trẻ phát triển tốt nhất theo hướng phát triển toàn diện, lồng ghép, bằng cách tập trung vào các kỹ năng khác nhau về xã hội, tình cảm và nhận thức, những kỹ năng này giúp trẻ sẵn sàng cho việc học hỏi, chuẩn bị vào học tiểu học, và tham gia đời sống xã hội.

Vì vậy, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo tiền đề cho các bé bước vào lớp một, bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông nhằm góp phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển hơn. Để thực hiện được điều này, giáo dục mầm non cần tập trung ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng đến phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung. Đồng thời, giáo viên mầm non cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định việc học tập và phát triển của trẻ nhỏ. Giáo viên được đào tạo tốt sẽ có nhiều tương tác với trẻ tích cực hơn, nhanh nhạy hơn, thích ứng hơn, cung cấp những trải nghiệm

16

về phát triển nhận thức và ngôn ngữ phong phú hơn.

1.2.1.2. Xã hội hóa giáo dục

Thuật ngữ “Xã hội hóa” dùng để chỉ chức năng nguyên thủy của giáo dục (Socialization), được các nhà xã hội học sử dụng để mô tả những phương cách, các giá trị, các vai trò mà xã hội đã quy ước, tạo cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về xã hội hóa: - XHH lá quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội.

- XHH là sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của cộng đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội.

Tác giả Lê quốc Hùng cho rằng: “Xã hội hóa là việc Nhà nước huy động mọi cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện một số dịch vụ công cộng trên cơ sở có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước”[26].

XHH GD là một quan điểm cơ bản, có tính chất chiến lược trong xây dựng và phát triển GD. Làm cho hoạt động GD vốn là hoạt động có tính chuyên môn nghiệp vụ của một thiết chế xã hội trở thành một hoạt động rộng lớn, sâu sắc, toàn diện, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế không phải xem GD như là một đối tượng tác động của xã hội mà là “XHH cách làm GD”, “ XHH công tác GD là một phương thức thực sự GD nhằm XHH cá nhân”. Bản chất hoạt động XHH GD bắt nguồn từ tư tưởng giáo dục là sự nghiệp của toàn dân: “Mọi tổ chức, mọi gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp GD, xây dựng phong trào học tập và môi trường học tập, GD lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu GD”.

XHH GD là quá trình GD gia nhập và hòa nhập xã hội vào cộng đồng, đồng thời xã hội tiếp nhận GD như là công việc của mình, do mình và vì mình. Như vậy, XHH GD là thực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính quy luật

17

giữa giáo dục và cộng đồng xã hội. Thiếp lập các mối liên hệ làm cho GD phù hợp với sự phát triển xã hội. XHH GD bao gồm hai nội dung: mọi người có nghĩa vụ chăm lo giáo dục và giáo dục phục vụ mọi người. Hai nội dung trên nêu rõ hai yêu cầu của XHH GD là phải XHH trách nhiệm, nhiệm vụ của cộng đồng xã hội đối với GD, đồng thời phải XHH quyền lợi về GD đối với mọi người.

Khi đề cập đến khái niệm XHH GD đã có nhiều quan điểm khác nhau: Tác giả Phạm Minh Hạc đã có nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu về XHH GD. Trong cuốn sách “Xã hội hóa công tác giáo dục” xuất bản năm 1997 do ông làm chủ biên đã nêu: “Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta …”[2828].

Theo từ điển Giáo dục học – Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa của nhóm tác giả Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo cho rằng: “Xã hội hóa giáo dục là chủ trương, biện pháp biến sự nghiệp giáo dục trong nhà trường thành công việc chung của toàn xã hội nhằm thu hút mọi thành phần, thành viên trong xã hội tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục thế hệ trẻ theo chức năng, điều kiện của mình”.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng ban hành Nghị quyết IV đã khái quát khái niệm XHH GD là “Huy động xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập”.

Khái niệm XHH GD tiếp tục được khẳng định tại Điều 1 Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao: “Xã hội hóa hoạt động giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân và của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển

18

giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Như vậy XHH GD là huy động toàn xã hội làm giáo dục, xây dựng cộng đồng trách nhiệm, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước, đồng thời nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục trong sự phát triển vật chất và tinh thần của người dân. XHH GD là một chủ trương chiến lược lớn của Đảng, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục và được xem là một giải pháp quan trọng để chấn hưng nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ những quan điểm khác nhau về khái niệm XHH GD có thể rút ra được quan niệm toàn diện, đúng đắn về XHH GD như sau:

- XHH GD là cuộc vận động lớn trong xã hội với sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân và toàn thể xã hội.

- Tập thể, các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và quần chúng có sự cộng đồng trách nhiệm trong công tác XHH GD.

- XHH GD là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân trong đó ngành GD là nòng cốt.

- XHH GD sẽ đa dạng hóa và huy động được các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực cho GD.

- XHH GD sẽ phát triển đa dạng các loại hình GD chính quy và phi chính quy: công lập, bán công, dân lập và tư thục.

- Mọi người đều có trách nhiệm đối với sự phát triển của sự nghiệp GD vừa có quyền lợi được hưởng thụ những thành quả do GD mang lại.

- Mọi người đều được học tập, học thường xuyên, học suốt đời, tiến tới một xã hội học tập.

- XHH GD là tư tưởng chiến lược và phương thức tất yếu để phát triển sự nghiệp GD. Là sự tham gia của ban ngành, đoàn thể và cộng đồng, là con

19

đường để thực hiện dân chủ hóa và công bằng GD nhằm nâng cao chất lượng GD cuộc sống.

1.2.1.3. Công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Từ nội hàm khái niệm XHH GD, có thể hiểu công tác XHH GD ở trường mầm non là phương thức huy động các lực lượng xã hội và cộng đồng tham gia quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ mầm non, từ đó góp phần xây dựng, phát triển GD mầm non dưới sự quản lý của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội; giúp toàn xã hội nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của GD mầm non trong quá trình phát triển con người. XHH GD mầm non là một nội dung cụ thể trong quá trình XHH GD.

1.2.2. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

1.2.2.1. Quản lý

Để tổ chức, điều khiển tạo nên sự phối hợp của nhóm người hoạt động theo yêu cầu nhất định, một loại hình lao động mới xuất hiện. Loại hình lao động đó gọi là hoạt động quản lý. Do QL gắn liền với quá trình phát triển kinh tế-xã hội nên có nhiều quan điểm khác nhau về QL, có thể nêu một số quan niệm về QL như sau:

Tác giả May Parker Follett cho rằng: QL là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người.

Còn theo tác giả Henry Fayol, QL là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

Khi đề cập đến QL, các nhà khoa học, nhà QL có một cách tiếp cận khác về QL được nhiều người đồng thuận, đó là “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể lên đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu dự kiến” Nguyễn Hữu Hải (2014).

20

Ngoài ra còn một số khái niệm về quản lý như sau:

“QL là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể (hay đối tượng QL) để tổ chức phối hợp hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất – xã hội nhằm đạt được mục tiêu đã định”.

“QL là sự tác động có hướng đích của chủ thể QL đến đối tượng QL, bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng QL, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng; phục vụ cho lợi ích của con người”. “QL là tiến trình, hoạt động hoặc giám sát việc thực thi nhiệm vụ để đảm bảo cho các hoạt động trong tổ chức thực hiện theo hướng mục tiêu đã đề ra của tổ chức, đặc biệt là nhiệm vụ tạo ra và duy trì các điều kiện để thực hiện tốt mục tiêu thông qua việc kết hợp những nỗ lực của các nhóm khác nhau trong tổ chức, cũng là một nhóm người trong tổ chức liên quan việc QL tổ chức đó”.

Từ những khái niệm về QL trên có thể hiểu QL là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL lên khách thể QL (đối tượng QL) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Có thể khái quát QL qua Hình 1.1 như sau:

Hình 1.1. Mô hình về quản lý

Để QL theo hướng tiếp cận các chức năng quản lý phải làm rõ “Chức năng QL” là gì? Chức năng QL là một phạm trù then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoa học QL; đó là hình thức biểu thị sự tác động có chủ đích của chủ thể QL lên đối tượng QL và khách thể QL, là những nội dung và phương

Chủ thể quản lý Phương pháp quản lý Công cụ quản lý Khách thể quản lý MỤC TIÊU QUẢN LÝ

21

thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể QL tác động lên đối tượng QL trong quá trình QL nhằm thực hiện mục tiêu QL, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể QL phải tiến hành trong suốt quá trình QL, chức năng QL có thể coi là những nhiệm vụ có tính nghề nghiệp mà các nhà QL của bất cứ ngành nào cũng phải thực hiện trong quá trình QL.

Theo các nhà nghiên cứu về khoa học QL, quá trình QL có 4 chức năng cơ bản, quan hệ mật thiết với nhau, đó là: Kế hoạch hóa (Plannning), Tổ chức (Organizing), Chỉ đạo (Leading), Kiểm tra (Controlling) [37].

Các chức năng này có quan hệ với nhau và tạo thành chu trình QL, được thể hiện ở Hình 1.2 như sau

Hình 1.2. Chu trình quản lý

Hình 1.2. Chu trình quản lý

1.2.2.2. Quản lý giáo dục

Theo M.I.Kônđacôp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em [21;124].

Theo P.V.Khuđôminxky (nhà lý luận Xô Viết): QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích bảo

Chức năng kế hoạch hóa Chức năng tổ chức (Nhân sự) Chức năng lãnh đạo (Chỉ đạo) Chức năng kiểm tra

22

đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ.

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh…” [28].

Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [38].

Từ những quan niệm trên chúng ta có thể khái quát rằng: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Mọi hoạt động giáo dục và QLGD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong QLGD.

1.2.2.3. Quản lý nhà trường

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý nhà trường phổ thông là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 25)