Nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dụ cở trường mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 47)

9. Cấu trúc của đề tài

1.4.3. Nội dung quản lý công tác xã hội hóa giáo dụ cở trường mầm

1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục

Xây dựng kế hoạch công tác XHH GD ở trường mầm non phải căn cứ đặc điểm tình hình địa bàn dân cư, chỉ tiêu huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp; quy mô, loại hình trường/lớp, mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ năm học của bậc học mầm non. Trong kế hoạch phải nêu rõ và xác định mục tiêu, nội dung thực hiện công tác XHH GD mầm non, phải đưa ra những chỉ tiêu cụ thể và

34

các giải pháp có tính khả thi, đồng thời làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non; xác định rõ vai trò trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Thấy được sức mạnh của sự chung vai đóng góp của các lực lượng xã hội, coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển.

Thông qua kế hoạch công tác XHH GD ở trường mầm non xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non; vận động toàn xã hội tham gia vào các hoạt động của trường mầm non; Thực hiện tốt vai trò chủ động trong việc tham mưu với Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non, xác định cụ thể thời gian, dự toán kinh phí thực hiện; Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường mầm non (xây mới, cải tạo sửa chữa, trang bị bàn ghế, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ); Tạo điều kiện để các trường mầm non phát triển cả về số lượng và chất lượng, mở rộng quy mô đầu tư cơ sở vật chất; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Huy động toàn xã hội tham gia, đóng góp vào sự nghiệp GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh, an toàn và nhất là trẻ em được thụ hưởng thành quả giáo dục.

1.4.3.2. Tổ chức công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

Phân công cụ thể nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Tìm kiếm các nguồn lực cần huy động như nhân lực, vật lực, tài lực; Tổ chức huy động các đơn vị, tổ chức tham gia vào công tác XHH GD mầm non. Phối hợp các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn cùng chung tay chăm lo phát triển GD mầm non.

Phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương phổ biến, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ mầm

35

non như cách chế biến các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng; Phòng, ngừa các bệnh theo mùa; Tiêm chũng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; Tư vấn cho phụ huynh học sinh chế độ ăn uống đối với trẻ em thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng; Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Xây dựng môi trường học tập thân thiện, phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bạo hành trong nhà trường. Giáo dục kĩ năng cho trẻ; Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non.

1.4.3.3. Chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

Chỉ đạo, hướng dẫn các trường mầm non thực hiện kế hoạch công tác XHH GD mầm non thông qua các văn bản pháp quy.

Quan tâm, phối hợp, chỉ đạo kịp thời để công tác XHH GD tại các trường mầm non được diễn ra nhịp nhàng, đúng pháp luật, đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của phụ huynh gửi trẻ vào các cơ sở giáo dục mầm non uy tín, chất lượng, an toàn. Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước cần có những hỗ trợ, chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ cũng như có những biện pháp điều chỉnh, hướng dẫn kịp thời đối với những bất cập, hạn chế diễn ra trong hoạt động XHH GD mầm non.

Chỉ đạo, nhân rộng những mô hình, cách làm hay, hiệu quả đến các trường mầm non trong quận học tập, chia sẽ kinh nghiệm.

1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

Phối hợp với cơ quan ban ngành tổ chức kiểm tra, đánh giá định kì (đột xuất), kiểm tra chuyên đề việc thực hiện công tác XHH GD của các trường mầm non nhằm kịp thời bổ sung, điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch. Để công tác XHH GD mầm non đạt hiệu quả cao nhất cần có sự kiểm tra, đánh giá kịp thời để đảm bảo kế hoạch diễn

36

ra đúng yêu cầu, đúng tiến độ. Đánh giá, phân tích kết quả công tác XHH GD mầm non trên cơ sở thực hiện các mục tiêu đặt ra. Thông qua việc đánh giá để đúc kết được những kinh nghiệm, những hạn chế, bất cập nhưng cũng đồng thời tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho công tác XHH GD mầm non. Việc khen thưởng kịp thời, ghi nhận những đóng góp sẽ tạo động lực để phong trào XHH GD mầm non ngày càng lan rộng và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 47)