Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 35)

9. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

1.2.2.1. Quản lý

Để tổ chức, điều khiển tạo nên sự phối hợp của nhóm người hoạt động theo yêu cầu nhất định, một loại hình lao động mới xuất hiện. Loại hình lao động đó gọi là hoạt động quản lý. Do QL gắn liền với quá trình phát triển kinh tế-xã hội nên có nhiều quan điểm khác nhau về QL, có thể nêu một số quan niệm về QL như sau:

Tác giả May Parker Follett cho rằng: QL là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người.

Còn theo tác giả Henry Fayol, QL là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

Khi đề cập đến QL, các nhà khoa học, nhà QL có một cách tiếp cận khác về QL được nhiều người đồng thuận, đó là “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể lên đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu dự kiến” Nguyễn Hữu Hải (2014).

20

Ngoài ra còn một số khái niệm về quản lý như sau:

“QL là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể (hay đối tượng QL) để tổ chức phối hợp hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất – xã hội nhằm đạt được mục tiêu đã định”.

“QL là sự tác động có hướng đích của chủ thể QL đến đối tượng QL, bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng QL, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng; phục vụ cho lợi ích của con người”. “QL là tiến trình, hoạt động hoặc giám sát việc thực thi nhiệm vụ để đảm bảo cho các hoạt động trong tổ chức thực hiện theo hướng mục tiêu đã đề ra của tổ chức, đặc biệt là nhiệm vụ tạo ra và duy trì các điều kiện để thực hiện tốt mục tiêu thông qua việc kết hợp những nỗ lực của các nhóm khác nhau trong tổ chức, cũng là một nhóm người trong tổ chức liên quan việc QL tổ chức đó”.

Từ những khái niệm về QL trên có thể hiểu QL là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL lên khách thể QL (đối tượng QL) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Có thể khái quát QL qua Hình 1.1 như sau:

Hình 1.1. Mô hình về quản lý

Để QL theo hướng tiếp cận các chức năng quản lý phải làm rõ “Chức năng QL” là gì? Chức năng QL là một phạm trù then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoa học QL; đó là hình thức biểu thị sự tác động có chủ đích của chủ thể QL lên đối tượng QL và khách thể QL, là những nội dung và phương

Chủ thể quản lý Phương pháp quản lý Công cụ quản lý Khách thể quản lý MỤC TIÊU QUẢN LÝ

21

thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể QL tác động lên đối tượng QL trong quá trình QL nhằm thực hiện mục tiêu QL, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể QL phải tiến hành trong suốt quá trình QL, chức năng QL có thể coi là những nhiệm vụ có tính nghề nghiệp mà các nhà QL của bất cứ ngành nào cũng phải thực hiện trong quá trình QL.

Theo các nhà nghiên cứu về khoa học QL, quá trình QL có 4 chức năng cơ bản, quan hệ mật thiết với nhau, đó là: Kế hoạch hóa (Plannning), Tổ chức (Organizing), Chỉ đạo (Leading), Kiểm tra (Controlling) [37].

Các chức năng này có quan hệ với nhau và tạo thành chu trình QL, được thể hiện ở Hình 1.2 như sau

Hình 1.2. Chu trình quản lý

Hình 1.2. Chu trình quản lý

1.2.2.2. Quản lý giáo dục

Theo M.I.Kônđacôp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em [21;124].

Theo P.V.Khuđôminxky (nhà lý luận Xô Viết): QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích bảo

Chức năng kế hoạch hóa Chức năng tổ chức (Nhân sự) Chức năng lãnh đạo (Chỉ đạo) Chức năng kiểm tra

22

đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ.

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh…” [28].

Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [38].

Từ những quan niệm trên chúng ta có thể khái quát rằng: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Mọi hoạt động giáo dục và QLGD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong QLGD.

1.2.2.3. Quản lý nhà trường

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý nhà trường phổ thông là quản lý dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, để dần tới mục tiêu giáo dục”.

23

Như vậy QL nhà trường là những hoạt động của chủ thể QL nhà trường (Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục và để tiến hành quá trình giáo dục đào tạo nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội. Thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, là tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương. Như vậy “Quản lý nhà trường” chính là bộ phận của “Quản lý giáo dục”. Có thể thấy công tác quản lý trường học bao gồm xử lý các tác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường.

1.2.2.4. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Công tác XHH GD ở trường mầm non là huy động các nguồn lực của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân vào việc thành lập nhà trường, nhà trẻ và được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi; thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán và nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

Trong bối cảnh hiện nay, GD nói chung và GD mầm non nói riêng được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu và từng bước được XHH. Để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho GD, nhất là loại hình GD ngoài công lập (tư thục), góp phần đa dạng các loại hình trường/lớp, đảm bảo nâng cao chất lượng GD theo mục tiêu GD mầm non phải thực hiện tốt công tác quản lí hoạt động XHH GD ở trường mầm non ngoài công lập.

Quản lý công tác XHH GD ở trường mầm non là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt động XHH, tạo hành lang pháp lý để hoạt động XHH đi đúng

24

quỹ đạo, đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Quản lý hoạt động XHH GD ở trường mầm non là một bộ phận của quản lý GD và quản lý xã hội; Là quản lý quá trình triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình cũng như kế hoạch hóa các hoạt động, bảo đảm thực hiện nghiêm túc việc “Nhà nước thống nhất quản lý”, thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý GD; Là quản lý quan hệ phối hợp giữa các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động chăm sóc, GD trẻ mầm non trên địa bàn dân cư.

Quản lý nhà nước đối với công tác XHH GD nói chung và XHH GD ở trường mầm non nói riêng thể hiện trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; hình thành thể chế XHH GD, XHH GD mầm non (văn bản, chế định pháp luật).

Quản lý công tác XHH GD ở trường mầm non có những cách làm khác nhau, giúp cho công tác quản lý có những phương pháp linh hoạt và thích hợp với từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu thực hiện quản lý một cách máy móc, cứng nhắc sẽ rơi vào tình trạng hành chính hóa, làm thui chột đi tính năng động, sáng tạo của công tác XHH. Ngược lại nếu buông lỏng quản lý, quản lý hình thức sẽ đẩy công tác XHH vào những sai lầm, khó kiểm soát.

1.3. CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.3.1. Quan điểm, chủ trương xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)