9. Cấu trúc của đề tài
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.6.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Quán triệt đường lối đúng đắn về phát triển giáo dục và xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Quy Nhơn luôn quan tâm sâu sát, chỉ đạo, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia công tác XHH GD mầm non, đầu tư phát triển GD mầm non. Các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân thành phố và 21 phường, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn về nội dung, ý nghĩa, mục đích của công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục mầm non nói riêng. Từ đó, xác định được vai trò, nghĩa vụ của các thành phần trong xã hội trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, đồng thời tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
Ngoài ra, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn đã chủ động tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Quy Nhơn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD địa phương, làm nòng cốt trong
78
quá trình tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
Nhân dân, các tổ chức đoàn thể và xã hội ngày càng có ý thức đúng đắn và quan tâm đến GD nhiều hơn, phát huy truyền thống hiếu học, chăm lo cho sự nghiệp học tập của con em mình.
2.6.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập
Tư duy về công tác quản lý giáo dục của một bộ phận những người làm quản lý còn chậm đổi mới, chưa bắt kịp với tốc độ phát triển tình hình kinh tế- xã hội của địa phương, các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực giáo dục chưa được cởi trói nên công tác đổi mới còn chậm.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục vẫn còn những mặt chưa được cụ thể hóa, tính pháp chế còn ít, tính động viên khuyến khích là chủ yếu. Chưa xây dựng được một chiến lược và một cơ chế để tạo ra sự đồng thuận xã hội cao trong công tác xã hội hóa giáo dục, do đó công tác quản lý của Thành phố Quy Nhơn đối với các trường mầm non công lập còn nhiều hạn chế, bất cập.
Nhận thức về vai trò, vị trí giáo dục và đào tạo tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng sự thể hiện trong chỉ đạo thực hiện công tác XHH GD mầm non tại một số xã, phường trong thành phố còn hạn chế, chưa quyết liệt, thiếu sự QL chỉ đạo mang tính thống nhất nên hiệu quả các hoạt động chưa cao.
Ở một số ngành chưa coi công tác XHH GD mầm non là một giải pháp phát triển GD mang tính chiến lược, chưa nhận thức đầy đủ về nội dung công tác XHH GD mầm non. Sự phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp còn chồng chéo, thiếu thống nhất.
Công tác tuyên truyền còn mang tính hình thức, chưa thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội, cộng đồng, biện pháp thực hiện mang tính áp đặt làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chủ trương XHH GD tại địa
79 phương.
Việc triển khai thực hiện văn bản liên quan đến công tác XHH GD mầm non công lập và QL công tác XHH GD mầm non công lập ban hành còn chậm. Công tác XHH GD tuy được triển khai nhưng chưa được sơ kết, tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện, phát hiện những khó khăn để tháo gỡ, chưa quan tâm đến việc tuyên dương, khen thưởng những tập thể cá nhân thực hiện tốt công tác XHH GD mầm non công lập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài đã đánh giá thực trạng công tác XHH GD mầm non công lập và quản lý công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, kết quả cho thấy công tác XHH GD mầm non công lập đã đạt được những kết quả nhất định. Sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực của phụ huynh học sinh; sự đóng góp của các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân trong việc nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường.
Tuy nhiên bên cạnh đó vần còn tồn tại những khó khăn, bất cập do nhận thức của một bộ phận các cấp, các ngành và nhân dân chưa đầy đủ, đánh giá công tác XHH GD chỉ là biện pháp tạm thời nhằm huy động sự đóng góp của các lực lượng xã hội; Công tác tuyên truyền chưa thật sự mạnh, chưa đi vào chiều sâu, chưa đủ mạnh đển nhân dân thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ cùng chăm lo sự nghiệp GD; Hiệu trưởng các trường mầm non công lập chưa đánh giá đúng yếu tố khách quan để lập kế hoạch mang tính khả thi cao và chưa phát huy hết chức năng QL của mình trong quá trình thực hiện công tác XHH GD mầm non.
80
Thực trạng quản lý công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được phân tích, giúp cho việc đánh giá thực hiện công tác XHH GD mầm non tương đối sát thực. Từ đó, nêu lên được những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra được những nguyên nhân về quản lý công tác XHH GD mầm non công lập.
Tuy nhiên, những biện pháp quản lý chưa thật sự triệt để dẫn đến công tác XHH GD mầm non công lập của thành phố vẫn chưa thật sự hiệu quả như mong muốn. Từ thực tế QL công tác XHH GD đã thực hiện tại Thành phố Quy Nhơn cho thấy sự cấp thiết phải xây dựng một số biện pháp quản lý sát thực, có tính khả thi nhằm giúp cho công tác XHH GD mầm non của thành phố đạt được hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
81
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ
QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH