Nội dung của công tác xã hội hóa giáo dụ cở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 42)

9. Cấu trúc của đề tài

1.3.4. Nội dung của công tác xã hội hóa giáo dụ cở trường mầm non

Các nhiệm vụ trọng tâm của cuộc vận động XHH GD được xác định tại Nghị quyết số 90/1997/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ như sau:

- Tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân đều học, học thường xuyên, trước hết là những người trong độ tuổi lao động thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập.

- Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục.

- Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, từng bước phát triển về mặt quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao. Tuy nhiên để phát triển giáo dục không chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước mà phải huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia đầu tư cho giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy chủ trương XHH GD là rất cần thiết, huy động tối đa các nguồn lực cho giáo dục “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; Khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục”

30

nặng từ phía Nhà nước sang nhân dân mà quan trọng và sâu sắc hơn, XHH GD mầm non chính là cộng đồng cùng chung trách nhiệm và lợi ích, qua đó thu hút sự tham gia đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp phát triển GD mầm non, góp phần xây dựng nền GD toàn dân. Do vậy, nội dung của công tác XHH GD ở trường mầm non là:

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng với những kế hoạch, biện pháp cụ thể, gắn với các hoạt động chuyên môn, chăm sóc, nuôi dạy trẻ của nhà trường.

- Tạo lập mối quan hệ phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là nhiệm vụ thiết thực, tạo ra sự gắn kết và thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc và giáo dục trẻ cho phụ huynh và cộng đồng, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, … góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mà nhiệm vụ đã đề ra cho ngành giáo dục mầm non.

- Huy động toàn cộng đồng xã hội tham gia vào việc xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển GD mầm non

Môi trường GD mầm non rất đặc biệt, có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, hiệu quả GD mầm non. Môi trường GD mầm non không chỉ là môi trường bên trong nhà trường mà còn là môi trường của gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy, phải huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường GD mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đòi hỏi phải dựa vào các lực lượng xã hội xây dựng môi trường GD mầm non lành mạnh, an toàn, tích cực, từ đó mới có thể giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, đồng thời tiếp thu kiến thức ở mức cao nhất và có điều kiện một cách tốt nhất như xây

31

dựng cảnh quan môi trường sư phạm, nề nếp kỉ cương, không khí vui chơi học tập, quan hệ cô trò, bạn bè, mối quan hệ giữa nhà trường và địa phương.

- Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trường/nhóm lớp và các loại hình GD mầm non:

Các trường mầm non công lập hiện nay mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu giữ trẻ của phụ huynh học sinh. Vì vậy GD mầm non cần đa dạng hóa các loại hình trường/nhóm lớp dựa trên cơ sở Luật Giáo dục và mục tiêu, phương pháp, nội dung đào tạo, chuẩn kiến thức theo quy định. XHH GD mầm non là một nhân tố để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định XHH là một trong ba phương hướng để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, đào tạo đi vào thế kỉ XXI: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa” [18].

Như vậy, XHH GD mầm non để xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia cũng xuất phát từ một trong ba phương hướng của Đảng. Vì vậy, quản lý công tác XHH GD ở trường mầm non công lập là để góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh học sinh, trẻ em được thụ hưởng một nền giáo dục tốt nhất, thực hiện tốt mục tiêu phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi.

- Huy động tất cả các nguồn lực đầu tư từ xã hội như nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, kiến thức, kinh nghiệm quản lý bổ ích cho sự nghiệp giáo dục mầm non theo đúng mục tiêu và yêu cầu phát triển trường mầm non.

1.4. QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 42)