Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 51 - 53)

9. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Thành phố Quy Nhơn

(Nguồn: văn phòng thành ủy Quy Nhơn)

Hình 1.3. Lược đồ vị trí địa lí TP Quy Nhơn

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.

Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định. Với sự phát triển không ngừng, Quy Nhơn đã được Thủ tướng chính phủ công nhận

41

là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010. Quy Nhơn có diện tích 284,28km2, dân số trên 284.000 người, chủ yếu là dân tộc kinh; có 21 đơn vị hành chính gồm 16 phường, 5 xã (trong đó có 3 xã bán đảo, 01 xã đảo và 1 xã vùng núi), toàn thành phố có 152 khu vực dân cư, thôn (trong đó có 19 thôn).

Kinh tế thành phố trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng và phát triển; tổng giá trị sản xuất bình quân tăng 12,4%/năm; trong đó: lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 12,4%, dịch vụ tăng 13,1% và nông - lâm - thủy sản tăng 4,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng 52,8%, dịch vụ 44,4% và nông - lâm - thủy sản 2,8%. Hạ tầng thương mại, dịch vụ tiếp tục được đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, hình thành nhiều khu mua sắm với hàng hóa phong phú, đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân tăng 15,65%/năm. Ngành du lịch tiếp tục phát triển mạnh, đóng vai trò hạt nhân, là trung tâm phát triển du lịch của khu vực phía Nam tỉnh nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Trên địa bàn thành phố đã có nhiều dự án lớn phục vụ du lịch đưa vào khai thác sử dụng, như: Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Nhơn Lý; AVANI Quy Nhơn Resort; ANANTARA Quy Nhơn Villas, Khu du lịch Cửa Biển... Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,3%/năm; giá trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác đạt trên 116,7 triệu đồng/năm, tăng 1,1 lần so với năm 2015. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định công nhận thành phố Quy Nhơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018. Bên cạnh những thành tựu vẫn còn hạn chế như tỉ trọng ngành dịch vụ còn thấp, các ngành dịch vụ cao cấp chưa phát triển mạnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và ảnh hưởng nhất định đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, việc chỉnh trang đô thị còn

42 nhiều khó khăn …

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn ổn định. Chính sách xã hội bảo đảm chính xác, kịp thời, hiệu quả và đời sống nhân dân ngày được cải thiện. Mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của người dân tăng lên do mạng lưới cơ sở vật chất của bệnh viện, y tế cơ sở được nâng cấp, đội ngũ y bác sĩ được bổ sung. Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát huy tính tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn minh, nâng cao tính cộng đồng, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên sự phát triển của các mặt hoạt động văn hóa chưa thật phong phú, chưa đi vào chiều sâu; công tác quản lí nhà nước về văn hóa chưa theo kịp quá trình phát triển của xã hội; ý thức thực hiện nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận nhân dân chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 51 - 53)