Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 117 - 121)

9. Cấu trúc của đề tài

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

3.4.4.1. Về tính cấp thiết

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý công tác XHH GD các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ năm 2017 đến năm 2019 tác giả đề xuất 6 biện pháp để quản lý công tác XHH GD các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Kết quả được thể hiện qua Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất S T T Biện pháp Kết quả khảo sát Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng xã hội về công tác xã hội hóa ở trường mầm non công lập

78% 19% 3%

2

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non công lập

76% 16% 8%

3

Tăng cường thu hút, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển trường mầm non công lập

72% 18% 8% 2%

4

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước về XHHGD đối với các trường mầm non

73% 20% 7%

5

Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục các trường mầm non công lập

71% 13% 13% 3%

6

Dân chủ hóa, công khai hóa công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non công lập

65% 16% 16% 3%

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra của tác giả

Qua kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất thể hiện ở Bảng 3.1 cho thấy những người được hỏi đã đánh giá cao tính cấp thiết của các biện pháp mà tác giả đề xuất.

107

- Trong đó biện pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng xã hội về công tác XHH GD ở trường mầm non công lập được đánh giá cao nhất với tỉ lệ 97% dành cho “Rất cần thiết” và “Cần thiết”. Điều này cho thấy các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá rất cao tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, thông qua công tác tuyên truyền giúp cho các tổ chức, các lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XHH GD, từ đó có trách nhiệm cùng chung sức với ngành GD chăm lo cho sự nghiệp GD mầm non của địa phương.

3.4.4.2. Về tính khả thi

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất S T T Biện pháp Kết quả khảo sát Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng xã hội về công tác xã hội hóa ở trường mầm non công lập

70% 27% 3%

2

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non công lập

60% 23% 9% 6%

3 Tăng cường thu hút, huy động các nguồn lực

xã hội để phát triển trường mầm non công lập 64% 27% 5% 2%

4

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước về XHHGD đối với các trường mầm non

63% 30% 6% 1%

5 Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác xã hội

hóa giáo dục các trường mầm non công lập 60% 27% 11% 2% 6 Dân chủ hóa, công khai hóa công tác xã hội

hóa giáo dục ở các trường mầm non công lập 58% 28% 12% 2%

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra của tác giả

Qua kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất thể hiện ở Bảng 3.2 cho thấy những người được hỏi đã đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất. Những tỉ lệ trên cho thấy các đề xuất mà tác giả đưa ra đều có

108

Qua kết quả khảo trên, tác giả nhận thấy các biện pháp nghiên cứu đều rất quan trọng, cấp thiết và có khả năng thực hiện cao. Điều này cho thấy các biện pháp được đề xuất là phù hợp, chặt chẽ, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn, cần được áp dụng trong thực tế để tạo chuyển biến về chất trong thực hiện công tác quản lý công tác XHH GD mầm non công lập, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn trong giai đoạn hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu lý luận về quản lý công tác XHH GD và khảo sát phân tích thực trạng quản lý công tác XHH GD các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHH GD ở các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn là:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, các lực lượng xã hội về công tác quản lý công tác XHHGD ở các trường mầm non

- Biện pháp 2: Hoàn thiện cơ chế, tăng cường hiệu lực quản lý điều hành công tác XHHGD ở các trường mầm non

- Biện pháp 3: Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội để tham gia phát triển trường mầm non

- Biện pháp 4: Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước về XHHGD đối với các trường mầm non

- Biện pháp 5: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đối với các trường mầm non

- Biện pháp 6: Tăng cường dân chủ hóa hoạt động giáo dục đối với các trường mầm non

109

Những biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp này, tác giả đã tiến hành xin ý kiến của các cấp quản lý thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Cán bộ quản lý giáo dục và những giáo viên có kinh nghiệm, phụ huynh học sinh, kết quả khảo nghiệm cho thấy đã đạt tỉ lệ đồng thuận rất cao về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tuy nhiên, để quá trình thực hiện công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định thực sự đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các biện pháp này cần được tiến hành đồng bộ, vận dụng từng biện pháp phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng địa phương và rất cần các điều kiện để thực hiện biện pháp như: sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ kịp thời, nhất định về các nguồn lực như tài chính, nhân sự, thời gian, chủ trương, chính sách của ngành GD thành phố và các ban ngành liên quan.

110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 117 - 121)