KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58)

9. Cấu trúc của đề tài

2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.2.1. Mục đích khảo sát

Việc khảo sát thực trạng công tác XHH GD và thực trạng quản lý công tác XHH GD tại các trường mầm non công thành phố Quy Nhơn là việc làm rất cần thiết giúp cho chủ thể quản lý có cái nhìn khách quan, chính xác về thực trạng quản lý công tác XHH GD tại các trường mầm non công lập hiện nay. Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHH GD tại các trường mầm non công lập Thành phố Quy Nhơn.

48

- Thực trạng công tác XHH GD tại các trường mầm non công lập Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

- Thực trạng quản lý công tác XHH GD tại các trường mầm non công lập Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

2.2.3. Khách thể khảo sát

Thực trạng công tác XHH GD và thực trạng quản lý công tác XHH GD tại các trường mầm non công lập Thành phố Quy Nhơn, là cán bộ quản lý GD; Hiệu trưởng, giáo viên, phụ huynh học sinh các trường mầm non công lập; Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể 21 phường; Các ban ngành, đoàn thể Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

Số lượng mẫu khảo sát là 300 người. Trong đó có 140 người là lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, Hiệu trưởng, một số giáo viên của 27 trường mầm non công lập; 160 người là lãnh đạo Đảng và chính quyền thành phố và 21 phường, đại diện một số tổ chức xã hội, đại diện phụ huynh học sinh 27 trường mầm non công lập.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng bảng hỏi. - Phương pháp phỏng vấn.

- Phiếu khảo sát bằng bảng hỏi và phiếu phỏng vấn ở phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3 và phụ lục 4.

2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát

- Các số liệu thu được của quá trình điều tra, tác giả sử dụng thống kê toán học để phân tích, xử lý.

- Xử lý kết quả theo %

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRƯỜNG MẦM NON

49

Để tìm hiểu nhận thức của xã hội về chủ trương XHH GD trường mầm non công lập ở thành phố Quy Nhơn, tác giả đã tiến hành phương pháp điều tra theo các mẫu phiếu ở các cơ quan và nhà trường trên địa bàn quận. Đối tượng điều tra đã xác định trong Mục 2.2.3 là cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền, cán bộ các phòng ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Quy Nhơn, cán bộ quản lý và giáo viên của 27 trường mầm non công lập; đại diện một số tổ chức xã hội, đại diện phụ huynh học sinh. Nội dung khảo sát về nhận thức, tập trung vào tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập, các nội dung, mục tiêu công tác XHH GD mầm non công lập cũng như vai trò của các lực lượng khi tham gia vào công tác này.

- Để đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng về tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn

Mức độ đánh giá Ý kiến đánh giá

Số lượng Tỉ lệ

Rất quan trọng 95 31,67%

Quan trọng 168 56,00%

Không quan trọng 37 12,33%

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.1 cho thấy đa số đối tượng tham gia khảo sát nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XHH GD mầm non công lập thành phố Quy Nhơn trong sự nghiệp phát triển giáo dục cũng như có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương ở mức rất quan trọng

50

và quan trọng với tỉ lệ 87,67%. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận không nhỏ với tỉ lệ 12,33% đối tượng được khảo sát vẫn cho rằng công tác XHH GD mầm non công lập không quan trọng. Đối tượng này tập trung chủ yếu là cha mẹ học sinh, là thành phần dân nhập cư, lao động phổ thông, ít quan tâm đến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về XHH GD.

- Nhận thức về mục tiêu của công tác XHH GD mầm non công lập:

Cũng với các đối tượng trên, tác giả đã tiến hành khảo sát thu thập ý kiến khảo sát mức độ nhận thức về mục tiêu của công tác XHH GD mầm non công lập. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về mục tiêu của công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

STT Nhận thức về mục tiêu Số lượng Tỉ lệ

1 Góp phần nâng cao chất lượng GD mầm non tại địa phương

241 80,33% 2 Góp phần chuẩn hóa, hiện đại hóa trường

mầm non tại địa phương

235 78,33% 3 Nhằm thực hiện dân chủ hóa GD 149 49,66%

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số đối tượng tham gia khảo sát đã có nhận thức đúng đắn về mục tiêu của công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong đó, mục tiêu số (1)

“Góp phần nâng cao chất lượng GD mầm non tại địa phương” nhận được sự đồng thuận cao nhất của các đối tượng tham gia khảo sát với tỉ lệ 80,33%. Điều đó cho thấy chất lượng giáo dục mầm non ngày càng được xã hội quan tâm đầu tư và là mục tiêu thiết thực nhất mà hoạt động XHH GD mang lại. Mục tiêu có tỉ lệ đồng thuận thấp nhất là mục tiêu số (3) “Nhằm thực hiện dân chủ hóa GD”với tỉ lệ 49,66%. Bản chất của công tác XHH GD mầm non

51

chính là xây dựng nền giáo dục dựa vào sức dân, sau đó quay trở lại phục vụ trực tiếp, tích cực cho nhu cầu học tập của người dân. Đảm bảo mọi trẻ em xuất thân từ các thành phần gia đình khác nhau, được thụ hưởng các thành quả đầu tư từ giáo dục. Nhưng với tỉ lệ trên cho thấy các đối tượng tham gia khảo sát vẫn còn mơ hồ, chưa có nhận thức đầy đủ vào mục tiêu này.

- Nhận thức về nội dung của hoạt động XHH GD mầm non công lập: Để tìm hiểu nhận thức của các ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các nội dung trong công tác XHH GD mầm non công lập, tác giả đã đặt ra câu hỏi cho các đối tượng tham gia khảo sát: những nội dung nào là quan trọng nhất của công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về những nội dung quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn.

STT Tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập

Số lượng Tỉ lệ

1 Thu hút các lực lượng xã hội tham gia quá trình GD trẻ mầm non cùng nhà trường

29 9,66% 2 Huy động các lực lượng xã hội tham gia

quá trình GD với sự đa dạng hóa các loại hình trường lớp

132 44%

3 Huy động cộng đồng xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho GD mầm non

245 81,66% 4 Huy động cộng đồng, địa phương tham

gia thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển GD mầm non trên địa bàn

159 53%

5 Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho GD mầm non

58 19,33%

52

Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung thực hiện hoạt động XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho thấy, đa số đối tượng được khảo sát đều nhận thức nội dung quan trọng nhất là “Huy động cộng đồng xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho GD mầm non” với tỉ lệ 81,66%. Điều này chứng tỏ, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập tuy chưa thật sự đầy đủ. Bởi sự đầu tư nhân lực, vật lực cho giáo dục chưa phải là tất cả của nội dung công tác XHH GD mầm non công lập mà còn đòi hỏi phải có các nội dung khác cùng hỗ trợ như nội dung “Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình GD với sự đa dạng hóa các loại hình trường lớp”“Huy động cộng đồng, địa phương tham gia thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển GD mầm non trên địa bàn” với tỉ lệ lần lượt 44% và 53%. Các nội dung này có tầm quan trọng không kém nhưng lại chưa được đánh giá cao, các đối tượng tham gia khảo sát chưa có sự quan tâm đúng mức đến nội dung này.

Trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hóa, xã hội thông qua con đường XHH, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và phụ huynh học sinh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đã nhận thức ngày càng rõ nét hơn, đúng đắn hơn về bản chất, nội dung lẫn mục tiêu của con đường này. Quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề mới về sự lãnh đạo và quản lý trong điều kiện thực hiện công tác XHH GD mầm non như đảm bảo nhận thức và thực hiện đúng chủ trương XHH GD mầm non, hướng về cơ sở, đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, đảm bảo mọi trẻ em đều được đến trường, được thụ hưởng các thành quả giáo dục. Đặc biệt quan tâm đến các trường hợp có hoàn cảnh khó

53

khăn, các đối tượng chính sách, dân lao động nhập cư. Phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các biểu hiện “thương mại hóa”, đầu tư giáo dục với mục đích kinh doanh và lợi nhuận. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở quận và các phường đều coi trọng việc nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí và vai trò của giáo dục-đào tạo có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh và bền vững của quận, đồng thời làm rõ tính tất yếu của con đường XHH GD mầm non đối với các xã, phường còn nhiều khó khăn nói riêng và cả trên địa bàn thành phố nói chung.

- Nhận thức về vai trò của các lực lượng xã hội tham gia công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định:

Để biết được nhận thức về trách nhiệm của bản thân đối với công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tác giả đã thu thập ý kiến khảo sát các đối tượng với câu hỏi “Lực lượng xã hội chủ chốt của hoạt động XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn là gì”. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về vai trò của các lực lượng xã hội trong công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn,

tỉnh Bình Định

STT Vai trò của các lực lượng xã hội trong công tác XHH GD mầm non công lập

Số

lượng Tỉ lệ

1 HĐND, UBND và các ngành liên quan thực hiện công tác XHH GD mầm non ở địa phương

163 54,33% 2 Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo chỉ đạo công tác

GD

198 66% 3 Các đoàn thể, tổ chức xã hội 86 28,66% 4 Hội đồng sư phạm nhà trường (BGH, các thầy cô

giáo)

54

STT Vai trò của các lực lượng xã hội trong công tác XHH GD mầm non công lập

Số

lượng Tỉ lệ

5 Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT 133 44,33% 6 Công đoàn, Đoàn TN 25 8,33% 7 Khu dân cư, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Hội Cựu

chiến binh

99 33% 8 Hội Cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc 277 92,33%

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy, các đối tượng tham gia khảo sát đã nhận thức đúng đắn vai trò của các lực lượng trong trong công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong đó vai trò của “Hội Cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc” và “Hội đồng sư phạm nhà trường” được đánh giá cao nhất với tỉ lệ lần lượt 92,33% và 87%. Hai quan điểm này được đánh giá cao là bởi vì đây chính là lực lượng trực tiếp tham gia vào HĐND, UBND và các ngành liên quan thực hiện công tác XHH GD mầm non ở địa phương. Nhưng qua kết quả khảo sát cho thấy có một số lực lượng xã hội có vai trò quan trọng lại chưa được đánh giá đúng mức, cụ thể:

+ Vai trò của HĐND, UBND và các ngành liên quan thực hiện công tác XHH GD mầm non ở địa phương chưa được đánh giá cao, chỉ với tỉ lệ 52,4%. Trong công tác XHH GD mầm non công lập vai trò của HĐND, UBND và các ngành liên quan ở địa phương rất quan trọng vì đây là cơ quan trực tiếp triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước về công tác XHH GD.

+ Vai trò của lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT được đánh giá chưa đúng mức, chỉ có 44,33%. Phòng GDĐT là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực giáo dục giúp cho Ủy ban nhân dân thành phố quản lý các hoạt động chuyên môn của các cơ sở giáo dục từ bậc học mầm non đến cấp trung học cơ sở trên

55

địa bàn nên lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT có đóng góp rất quan trọng trong quá trình thực hiện công tác XHH GD.

+ Vai trò của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh và khu dân cư bị đánh giá thấp. Trong khi đó, các lực lượng này phải nắm giữ vai trò quan trọng. Vì nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn, ý thức đầy đủ hơn trong việc tham gia tích cực vào quá trình XHH GD mầm non, xem đó là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đây được xem vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của chính bản thân họ. Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội ngày càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về tầm quan trọng của sự phối hợp hành động, tạo ra cơ chế vận hành một cách nhịp nhàng, đồng bộ trong quá trình thực hiện công tác XHHGD mầm non công lập.

2.3.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục của các lực lượng chính trị, xã hội và quần chúng nhân dân trị, xã hội và quần chúng nhân dân

2.3.2.1. Về mức độ tham gia của các lực lượng:

Trong những năm qua, công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành. Các sở, ngành có liên quan đã thực hiện triển khai đồng bộ một cách cụ thể chủ trương XHH GD đến các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58)