Tăng cường dân chủ hóa hoạt động giáo dục đối với các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 113 - 115)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2.6. Tăng cường dân chủ hóa hoạt động giáo dục đối với các trường

thời các trường mầm non cũng cần tích cực hỗ trợ, hợp tác với cơ quan hữu quan trong việc tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác XHH GD ở đơn vị mình.

3.2.6. Tăng cường dân chủ hóa hoạt động giáo dục đối với các trường mầm non mầm non

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Trong quá trình huy động các nguồn lực đầu tư cho GD, nhất là sử dụng nguồn đóng góp của nhân dân phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” nhằm giúp cho công tác XHH GD đạt hiệu quả cao nhất trong sự đồng thuận của mọi thành phần tham gia vào hoạt động GD, tăng cường lực lượng hỗ trợ cho các trường mầm non công lập. Việc dân chủ hóa, công khai hóa công tác XHH GD ở các trường mầm non công lập góp phần xây dựng môi trường GD lành mạnh.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Việc đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục dưới nhiều hình thức như huy động trong nhân dân, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức trính trị-xã hội, các nhà hảo tâm đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đồng thời phải phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong công tác XHH GD trong quản lý, điều hành, gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp GD tại địa phương.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND thành phố cần công khai các chế độ, chính sách kêu gọi XHH GD theo Quyết định số

103

09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân, các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn.

- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận: Công khai thực trạng trường lớp, đội ngũ, cơ sở vật chất, số lượng trẻ, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các trường mầm non công lập.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường mầm non công lập: Hiệu trưởng công khai cam kết chất lượng giáo dục, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Điều kiện đảm bảo chất lượng GD (bao gồm cơ sở vật chất và đội ngũ); Tình hình thu chi tài chính của cơ sở theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên cổng thông tin điện tử và niêm yết trên bảng tin của nhà trường.

Hiệu trưởng công khai các công tác XHH GD trong các cuộc họp liên tịch, Hội đồng nhà trường và niêm yết trên bảng tin.

Hiệu trưởng tổng hợp ý kiến của Hội đồng nhà trường, phụ huynh học sinh về các nội dung của công tác XHH GD, sau đó bàn bạc, thống nhất với các đơn vị đầu tư về nội dung và phân công các bộ phận để thực hiện các hoạt động GD của nhà trường.

Định kỳ kiểm tra, báo cáo công khai tình hình thực hiện công tác XHH GD của nhà trường.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Các tổ chức Đảng, đoàn thể, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện quy chế dân chủ, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ

104

của nhân dân trong giáo dục và đào tạo thông qua việc thực hiện tốt chế độ lấy ý kiến của người dân khi ban hành các chủ trương, chính sách, dự án, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng vi phạm quyền dân chủ trong các hoạt động GD, giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của người dân đối với GD, tạo điều kiện để nhân dân được tham gia các hoạt động GD một cách tốt nhất.

Các trường mầm non công lập cần công khai trong phụ huynh học sinh về các dự án, chương trình, nguồn vốn đầu tư, kế hoạch thu chi tài chính, tình hình nhân sự tại đơn vị và phải được sự đồng tình của phụ huynh học sinh. Thực hiện tốt công tác này chính là góp phần thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, người dân nắm rõ được nguồn lực tài chính cũng như tình hình nhân sự của nhà trường.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này đòi hỏi các chủ trương, chính sách về công tác XHH GD trước khi ban hành phải được tham khảo, bàn bạc, lấy ý kiến đóng góp của các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho công tác XHH GD phải được công khai minh bạch để mọi thành phần trong xã hội đều biết, mọi người đều có quyền bình đẳng trong công tác XHH GD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)