CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92)

9. Cấu trúc của đề tài

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Hoạt động GD cũng như bất kì hoạt động nào trong xã hội đều phải dựa trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật để tiến hành. Luật, Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị, nội quy, quy chế, ... là cơ sở pháp lí cho sự vận động của các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động GD. Việc đảm bảo nguyên tắc đảm bảo tính pháp ly là yêu cầu cấp thiết khi đề xuất các biện pháp quản lý công tác XHH GD mầm non công lập.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý được đề xuất phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà quản lý một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản lý. Tính thực tiễn đòi hỏi khi đề ra các biện pháp quản lý công tác XHH GD mầm non công lập phải dựa trên những điều kiện thực tế như tình hình kinh tế xã hội địa phương, đặc điểm hình hình dân cư, nhu cầu của phụ huynh, các nguồn lực trong xã hội, tình hình cơ sở vật chất. Các biện pháp đó phải khả thi và đồng thời phải phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch phát triển GD mầm non.

3.1.3. Đảm bảo tính lịch sử

82

trị nhân văn tốt đẹp, khơi dậy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, để cao giá trị học vấn của các thế hệ đi trước. Biện pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lí luận chung về quản lý GD, về QL công tác XHH GD, về đặc điểm và điều kiện của địa phương.

3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Biện pháp QL công tác XHH các trường mầm non công lập thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi biện pháp có ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, khi thực hiện các biện pháp phải đồng bộ, kết hợp với nhau, không nên thực hiện đơn lẻ từng biện pháp một mà cần có sự phối kết hợp giữa các biện pháp để quản lý công tác XHH GD mầm non công lập đạt hiệu quả cao nhất. Công tác XHH GD mang đặc trưng lớn nhất là sự phối hợp đồng bộ giữa GD với các lực lượng xã hội hỗ trợ cho GD nên cần phải có sự thống nhất, đồng thuận mới tạo nên kết quả mong muốn.

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi

Tính hiệu quả và khả thi của biện pháp quản lý được đề xuất là rất quan trọng, việc áp dụng các biện pháp đề xuất vào quản lý công tác XHH GD các trường mầm non công lập phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động quản lý và phát huy được mọi tiềm năng và các nguồn lực trong xã hội. Tính khả thi của các biện pháp thể hiện qua các nguồn lực, các yếu tố, điều kiện khi triển khai các biện pháp. Các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của thành phố Quy Nhơn nhằm mang lại kết quả cuối cùng là quản lý công tác XHH GD các trường mầm non công lập đạt hiệu quả cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất, với các điều kiện khách quan, chủ quan không thật sự đầy đủ vẫn hỗ trợ tốt cho các công tác XHH GD. Hiệu quả quản lý có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với kết quả quản lý.

83

3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, các lực lượng xã hội về công tác quản lý công tác XHHGD ở các trường mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nhận thức là tiền đề, là cơ sở cho mọi hành động, nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng. Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác XHH GD tại các trường mầm non công lập thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả nhận thấy một bộ phận cán bộ lãnh đạo phường, các phòng ban chuyên môn thành phố và phụ huynh học sinh vẫn còn hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập. Vì vậy cần có sự tác động về nhận thức đến các lực lượng này tham gia vào công tác XHH GD tại các trường mầm non công lập thành phố Quy Nhơn một cách tích cực nhất.

Nhận thức đúng đắn bản chất của công tác XHH GD mầm non công lập là cơ sở để huy động có hiệu quả các nguồn lực và phát huy tiềm năng của toàn xã hội tham gia cùng với Nhà nước vào việc xây dựng và phát triển sự nghiệp GD nói chung và GD mầm non nói riêng. Vì vậy mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp cho các tổ chức, các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân có cách nhìn đúng đắn, toàn diện về chủ trương XHH GD mà Đảng và Nhà nước ban hành; thấy được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác XHH GD, từ đó tạo được sự thống nhất trong hành động.

Mục tiêu mà biện pháp hướng đến là:

Làm cho người dân hiểu rõ giáo dục có vai trò “Quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Giáo dục có tác động lớn đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung và sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nói riêng.

84

đích, ý nghĩa, bản chất, nội dung, con đường tiến hành công tác XHH GD mầm non công lập mang tính chiến lược lâu dài; điều chỉnh những quan niệm lệch lạc về công tác XHH GD mầm non để có cái nhìn tích cực hơn và tự giác chủ động tham gia một cách có hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Đối tượng tuyên truyền:

Tích cực tuyên truyền sâu rộng đến các lực lượng xã hội, các ban ngành đoàn thể, các phòng ban chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, các tầng lớp nhân dân, cán bộ quản lý GD, giáo viên, nhân viên ở các trường mầm non công lập về vai trò, bản chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập.

Đối tượng cần phải kiên trì tuyên truyền cụ thể và rộng rãi là các tầng lớp nhân dân và phụ huynh học sinh, làm cho họ hiểu rõ quan điểm, đường lối, chính sách GD mà Đảng và Nhà nước dành cho ngành học mầm non. Phải cho họ thấy được chỉ có con đường phát triển GD mới có thể đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực trong tương lai, từ đó nâng cao nhận thức về hoạt động XHH GD.

Đối với các ban ngành, đoàn thể cần có kế hoạch xây dựng chương trình hành động với các chỉ tiêu cụ thể, sát thực với tình hình an ninh, chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương, có kế hoạch phối hợp cụ thể với ngành GD địa phương. Cán bộ lãnh đạo các ban ngành đoàn thể, các phòng ban chuyên môn cần được tuyên truyền về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của công tác XHH GD mầm non công lập, từ đó có sự phối kết hợp với ngành GD, với địa phương trong công tác chăm lo cho sự nghiệp GD nói chung và GD mầm non nói riêng.

- Nội dung tuyên truyền:

85

bản liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác XHH GD, trong đó có công tác XHH GD các trường mầm non.

Tuyên truyền ý nghĩa của công tác XHH GD mầm non công lập với cách hiểu đúng đắn và toàn diện. Loại bỏ những tư tưởng, cách nhìn phiến diện, thiển cận về công tác XHH GD mầm non theo nghĩa đơn giản chỉ là đóng góp tiền của từ nhân dân cho GD.

Tuyên truyền về bản chất của công tác XHH GD mầm non công lập, đặc biệt là sự tác động qua lại của “GD cho mọi người” và “GD cho GD”. Huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển GD địa phương.

Tuyên truyền để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Tuyên truyền để xây dựng mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội trên tinh thần dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ. Việc tuyên truyền xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học là mối quan tâm hàng đầu của công tác XHH GD mầm non. Sự quan tâm, chăm lo, đầu tư của nhà trường và các lực lượng xã hội sẽ không đạt hiệu quả nếu không có ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu, khắc phục khó khăn vươn lên của mỗi gia đình. Nhận thức được vai trò quan trọng ấy, mỗi gia đình sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã chủ động, tích cực tham mưu và thực hiện tốt chức năng quản lý giáo dục trong công tác tuyên truyền, vận động, phối hợp làm cho mọi người hiểu được vai trò, ý nghĩa, bản chất, tầm quan trọng của công tác XHH GD mầm non công lập đối với sự

86

nghiệp phát triển GD, phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Quy Nhơn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần phải đa dạng hóa các hình thức, các phương pháp tuyên truyền, tùy vào từng đối tượng mà có các hình thức tuyên truyền phù hợp như: tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, hội thảo, hội nghị, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại các địa phương đã thực hiện có hiệu quả mô hình XHH GD mầm non. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, chia sẽ cách làm hay, hiệu quả cho các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố.

Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn chỉ đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân 21 xã, phường có kế hoạch tuyên truyền cụ thể đến từng cá nhân, tổ chức, đơn vị chủ trương XHH GD, vai trò của công tác XHH GD trong sự nghiệp phát triển GD địa phương. Qua đó giúp họ nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong việc đầu tư cho GD.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Muốn thực hiện tốt biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác XHH GD các trường mầm non công lập cần phải có các điều kiện sau:

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cần tham mưu với lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đề ra định hướng, quan điểm, đường lối rõ ràng, cụ thể hóa thành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác XHH GD mầm non công lập để tuyên truyền đến các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân.

Các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà quản lý GD phải là hạt nhân, là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền; quán triệt và nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện về chủ trương XHH GD; thực hiện tốt trong công tác XHH GD, tạo mọi điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực, cơ sở vật chất, kinh phí để

87

tiến hành các cuộc tuyên truyền được thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.

Động viên, khuyến khích, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc, có cách nhìn phiến diện, sai lầm trong công tác XHH GD.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, tăng cường hiệu lực quản lý điều hành công tác XHHGD ở các trường mầm non XHHGD ở các trường mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Qua thực tế công tác XHH GD tại các trường mầm non công lập thành phố Quy Nhơn việc nhìn nhận chưa đầy đủ vai trò XHH GD mầm non công lập của các lực lượng xã hội dẫn đến sự chồng chéo trong lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu sự phối hợp quản lý giữa ngành GD với các ban ngành đoàn thể, lãnh đạo địa phương. Vì vậy mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp cho các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội được sử dụng tối đa, đúng quy trình, mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời cũng sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo của các trường mầm non công lập và các lực lượng cùng tham gia công tác XHH GD mầm non.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục đóng vai trò chủ động, là lực lượng nòng cốt, tích cực tham mưu với Thành ủy, UBND thành phố trong việc xây dựng chính sách phát triển XHH GD, kế hoạch công tác XHH GD; chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch để ra.

Mặt khác, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách trong công tác XHH GD ở các trường mầm non công lập phải đảm bảo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, một hoạt động vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội, cần phải hoàn thiện khung pháp lý cho công tác XHH GD hay nói cách khác là phải tiến hành thể chế hóa giúp cho sự tham gia của các lực

88

lượng xã hội vào công tác giáo dục theo đúng những quy định, chế định, hình thành những nội dung mang tính pháp lý, xây dựng các chính sách, chế độ một cách cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự công bằng, dân chủ trong GD.

Động viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nói đi đôi với việc làm nhằm tạo niềm tin cho chính quyền và nhân dân trong địa bàn thành phố

Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, đa dạng hóa các nguồn thực phẩm tại chỗ theo mùa.

Tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, của các cấp chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn về công tác XHH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Thời gian qua, tại Thành phố Quy Nhơn công tác cụ thể hóa văn bản về XHH GD của một số phường còn chậm tiến hành và triển khai trên thực tế làm cho công tác XHH GD không đạt được hiệu quả như mong muốn, công tác quản lý công tác XHH GD có phần bị buông lỏng. Vì vậy trong thời gian tới cần rà soát, hệ thống hóa các văn bản, đề xuất, tham mưu các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định về công tác XHH GD nhằm tạo ra một hành lang pháp lý giúp cho sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác GD ngày càng đi vào nề nếp, ổn định và hiệu quả.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

XHH GD là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc tổ chức thực hiện như thế nào để có hiệu quả cao nhất là một trong những thách thức lớn đối với các nhà quản lý, những người có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác XHH GD. Vì vậy, quá trình quản lý, chỉ đạo triển khai chủ trương thực hiện XHH GD cần có những biện pháp tác động để hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác

89

XHH GD đối với các trường mầm non công lập.

Thực tế đã chỉ ra rằng, để đạt được mục đích kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện chính sách XHH GD, không có nghĩa là buông lỏng sự lãnh đạo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92)