Thực trạng về quản lý nhận thức xã hội về ý nghĩa của XHHGD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 83)

9. Cấu trúc của đề tài

2.4.1. Thực trạng về quản lý nhận thức xã hội về ý nghĩa của XHHGD

Để tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng phải quản lý công tác XHH GD mầm non công lập, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến các đối tượng ở Mục 2.3.3. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.9:

Bảng 2.9. Đánh giá về mức độ quan trọng phải quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Mức độ đánh giá (%) Rất quan

trọng

Quan trọng Bình thường Không quan trọng

55,3% 32% 7,1% 4,6%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát trên cho thấy các đối tượng tham gia khảo sát nhận thức được tầm quan trọng của việc phải quản lý công tác XHH GD trường mầm non công lập và cho rằng quản lý XHH GD trường mầm non công lập cần phải trở thành một trong những nhiệm vụ bắt buộc của công tác quản lý GD. Với tỉ lệ 55,3 % đánh giá mức độ rất quan trọng và 32% đánh giá mức độ quan trọng thuộc về các đối tượng là lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền quận và phường, các phòng ban chuyên môn thuộc thành phố, Hiệu trưởng.

64

Số đối tượng đánh giá mức bình thường và không quan trọng thuộc về một số ít giáo viên và phụ huynh học sinh.

Công tác triển khai chủ trương XHH GD của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện rất tốt từ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh. Trong đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương đã ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc phải quản lý công tác XHH GD mầm non công lập. Còn đối với các đối tượng giáo viên và phụ huynh học sinh họ chưa nhận thức sâu sắc được về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển của công tác XHH GD mầm non công lập. Vì vậy, trong thời gian tới những người làm công tác quản lý công tác XHH GD cần phải tác động mạnh mẽ, làm thay đổi tư duy, nhận thức, cách nhìn của giáo viên và phụ huynh học sinh đối với việc quản lý công tác XHH GD mầm non công lập.

2.4.2. Thực trạng về quản lý công tác XHHGD của các lực lượng chính trị, xã hội và quần chúng nhân dân

2.4.2.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập

Kế hoạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình QL, liên quan và quy định các bước tiếp theo, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và là căn cứ để chỉ huy, điều hành, kiểm tra và đánh giá nhằm mục tiêu đạt được kết quả công việc do người QL đề ra. Chính vì vậy, việc xây dựng và quản lý xây dựng kế hoạch công tác XHH GD mầm non ngoài công lập theo đúng mục tiêu và nội dung cần thực hiện là rất quan trọng và có ý nghĩa trong công tác quản lý.

Để hiểu đúng và đầy đủ thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả đã

65

tiến hành khảo sát các đối tượng là một số cán bộ thành phố, xã, phường; cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố; cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non công lập. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.10:

Bảng 2.10. Đánh giá về nội dung thực hiện chức năng lập kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Mức độ thực hiện (%)

Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Chưa hiệu quả

41,3% 42,3% 8,1% 7,3%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát trên cho thấy lãnh đạo thành phố, xã, phường; cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố; một số cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non công lập đánh giá việc lập kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đạt các mức độ “Rất hiệu quả” là 41,3% và “Hiệu quả” là 42,3%. Điều này cho thấy thực tế lãnh đạo thành phố, xã, phường, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng việc xây dựng kế hoạch và theo dõi quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện công tác XHH GD mầm non công lập, kế hoạch có xác định mục tiêu, xác định rõ vai trò trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Thấy được sức mạnh của sự chung vai đóng góp của các lực lượng xã hội, coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển. Các biện pháp thực hiện đưa ra có tính khả thi cao, cũng như có xác định các nguồn lực thực hiện, có xác định lộ trình, thời gian thực hiện và quan trọng nhất là có lấy ý kiến, bàn bạc thống nhất trước khi ban hành. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc thực hiện lập kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập chỉ đạt mức “Bình thường” 8,1% và “Chưa hiệu quả” 7,3%, các ý kiến đó cho rằng việc xây dựng kế hoạch của các nhà QL có thực hiện nhưng

66

chưa đi sâu vào nội dung cụ thể, các biện pháp đưa ra chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa bám sát vào tình hình thực tế của địa phương.

2.4.2.2. Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập

Để biết được thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là lãnh đạo; cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận; cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non công lập. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.11:

Bảng 2.11. Đánh giá về việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Mức độ thực hiện (%)

Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Chưa hiệu quả

46% 45,6% 6,1% 1,3%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Dựa vào kết quả khảo sát ở Bảng 2.11 cho thấy việc triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn được đa số lãnh đạo; cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố; cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non công lập đánh giá ở mức “Rất hiệu quả” là 46% và mức “Hiệu quả” là 45,6%. Đánh giá này cho thấy các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý GD và cán bộ quản lý đã thực hiện tốt công tác phổ biến, triển khai kế hoạch cho các lực lượng tham gia công tác XHH GD mầm non công lập, có tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm QL, quy định nghĩa vụ và quyền lợi cho từng đối tượng tham gia công tác XHH GD mầm non công lập, phân công trách nhiệm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội để phục vụ cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH GD trên địa bàn, đồng thời cũng xác định cụ thể

67

lộ trình từng giai đoạn, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu và thời hạn kết thúc. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập vẫn có ý kiến cho rằng việc tổ chức thực hiện chỉ đạt mức “Bình thường” là 6,1% và “Chưa hiệu quả” là 1,3%, kết quả đánh giá cho thấy năng lực tổ chức, điều hành, quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý đối với việc huy động các nguồn lực, điều phối các lực lượng xã hội tham gia công tác XHH GD mầm non công lập chưa thật sự hiệu quả, chưa phát huy hết tiềm năng trong xã hội.

Nhìn chung công tác tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn được triển khai khá đồng bộ, kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội địa phương, cũng như tốc độ phát triển của ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng. Điều này thể hiện quyết tâm của lãnh đạo; cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập, họ nhận định được đây là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến thành công hay thất bại của kế hoạch. Vì vậy các nhà lãnh đạo, nhà QL giáo dục, cán bộ quản lý các trường mầm non công lập có vai trò quan trọng trong quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH GD trên địa bàn.

2.4.2.3. Thực trạng quản lý việc chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập

Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch. Sau khi xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch, cần phải quan tâm, phối hợp, chỉ đạo kịp thời để công tác XHH GD tại các trường mầm non công lập được diễn ra nhịp nhàng, đúng pháp luật, đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của phụ huynh gửi trẻ vào các cơ

68

sở giáo dục mầm non uy tín, chất lượng, an toàn.

Nhằm đánh giá được thực trạng quản lý việc chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập thành phố Quy Nhơn, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố; cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non công lập. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.12:

Bảng 2.12. Đánh giá về việc chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Mức độ thực hiện (%)

Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Chưa hiệu quả

45,1% 44,3% 9% 1,6%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát từ bảng 2.12 cho thấy được mức độ đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát về chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập ở mức khá cao, với tỉ lệ 45,1% “Rất hiệu quả” và 44,3% “Hiệu quả”. Điều này cho thấy lãnh đạo thành phố, các xã, phường, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn có những chỉ đạo, hỗ trợ về mặt chuyên môn nghiệp vụ cũng như có những biện pháp điều chỉnh, hướng dẫn kịp thời đối với những bất cập, hạn chế diễn ra trong công tác XHH GD mầm non công lập. Đồng thời đã biểu dương, khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt công tác XHH GD ở trường mầm non công lập, nhân rộng những mô hình, cách làm hay, hiệu quả đến các trường mầm non trong thành phố để học tập, chia sẽ kinh nghiệm.

2.4.2.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập thành phố Quy Nhơn

Việc đánh giá đúng thực trạng chức năng kiểm tra tình hình triển khai kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành

69

phố Quy Nhơn sẽ giúp cho nhà QL thực hiện tốt hơn kế hoạch đề ra. Đây là chức năng quan trọng, giúp cho các nhà QL giáo dục, các trường mầm non công lập đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch, chỉ ra những ưu điểm để phát huy cũng như những hạn chế cần khắc phục, từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Để hiểu đúng và đầy đủ thực trạng QL việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập của hiệu trưởng các trường mầm non công lập, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường mầm non công lập, kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá về việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn,

tỉnh Bình Định Mức độ thực hiện (%)

Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Chưa hiệu quả

33,1% 39,3% 15,6% 12%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát từ Bảng 2.13 cho thấy việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch công tác XHH GD mầm non công lập của hiệu trưởng các trường mầm non công lập chưa được chú trọng, điều này cũng được khẳng định qua kết quả phỏng vấn. Các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá tỉ lệ 15,6% và 12% cho mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là “Bình thường” và “Chưa hiệu quả”. Hoạt động của các trường mầm non công lập chủ yếu là chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, công tác thu chi tài chính. Công tác XHH GD mầm non công lập chưa được xem là một nội dung quan trọng cần được kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc, bài bản từ phía những nhà QL giáo dục. Kết quả huy động các nguồn lực từ công tác XHH

70

GD của các trường mầm non công lập đa số chỉ được thể hiện chung chung trên báo cáo mà không có kế hoạch tiếp theo cho việc huy động các nguồn lực, cũng như các biện pháp huy động nguồn vốn nhằm quy trì, ổn định hoạt động của nhà trường trong những năm sau.

Từ thực trạng nêu trên, vấn để cần thiết hiện nay là các nhà QL giáo dục, cán bộ quản lý các trường mầm non công lập cần quan tâm thực hiện đồng bộ các chức năng QL, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của các lực lượng trong xã hội tham gia đóng góp xây dựng trường mầm non; tăng cường sự phối hợp, kết hợp các lực lượng xã hội trong các hoạt động GD mầm non, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHH GD mầm non.

2.4.2.5. Thực trạng quản lý huy động các nguồn lực cho công tác xã hội hóa giáo dục mầm non công lập thành phố Quy Nhơn

- Quản lý huy động nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí đầu tư cho GD mầm non, đa dạng hóa các loại hình trường mầm non.

Trong những qua, ngành Giáo dục và đào tạo thành phố Quy Nhơn nói chung và ngành học mầm non nói riêng được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo và chính quyền các cấp, đặc biệt là tăng cường đầu tư kinh phí xây mới trường lớp, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Từ khi chủ trương XHH GD của Đảng và Nhà nước triển khai thực hiện, Thành phố Quy Nhơn đã huy động được các lực lượng tham gia XHH GD mầm non ngày càng đông đảo, gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Sự tham gia đó không chỉ là của lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, các nhà QL giáo dục, phụ huynh học sinh mà còn là những người có tâm huyết với ngành GD, có ý thức muốn xây dựng và phát triển sự nghiệp GD thành phố Quy Nhơn. Việc huy động các nguồn lực tham gia hoạt động XHH GD mầm non công lập đã góp phần tạo cảnh quan môi trường học tập sạch, đẹp, phong

71

phú sinh động giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, sự năng động, sáng tạo. Từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, GD trẻ trên địa bàn.

- Quản lý huy động nguồn lực để xây dựng và ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non công lập có kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 83)