CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤ CỞ TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 35)

9. Cấu trúc của đề tài

1.3. CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤ CỞ TRƯỜNG MẦM NON

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo gặp nhiều khó khăn về tài chính do ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm yêu cầu phát triển giáo dục. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 được thông qua tại Đại hội VII của Đảng xác định: “Khai thác mọi tiềm năng của toàn xã hội tham gia giáo dục và đào tạo” ,“đa dạng hóa các hình thức đào tạo” , “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

25

Chủ trương xã hội hóa giáo dục được Đảng ta tiếp tục làm rõ hơn tại Đại hội VIII, đó là: “Các vấn đề chính sách xã hội được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”, “động viên đúng mức sự đóng góp của mỗi nhà, mỗi người, đồng thời thu hút nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các giới trong và ngoài nước cho giáo dục và đào tạo”. Tại Đại hội IX, Đảng ta chủ trương: “Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội”(5). Đại hội X của Đảng khẳng định: “Phát huy tiềm năng, trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội để cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển dịch vụ công cộng”, “huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp… để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục hoàn thiện chủ trương xã hội hóa giáo dục: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện, động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo mọi điều kiện để người dân học tập suốt đời”. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”, “đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách giá dịch vụ giáo dục - đào tạo.

Như vậy, một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới của Đảng ta là thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Chủ trương này

26

ngày càng được thể hiện rõ hơn trong các văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới.

Sau khi Nghị quyết số 29-NQ/TW ra đời, mặc dù trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và nguồn lực còn hạn hẹp, song với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), sự nghiệp GDĐT nước ta đã có những chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả, được các tổ chức giáo dục thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Cụ thể: Chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được quan tâm. Nếu như năm học 2013 – 2014, cả nước mới có 18 tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thì đến năm 2017, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Chất lượng phổ cập ngày càng được nâng cao.

1.3.2. Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

1.3.2.1. Mục tiêu xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

Mục tiêu của công tác XHH GD ở trường mầm non là để tăng nguồn lực, mở rộng quy mô, hình thức tổ chức, loại hình giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non đáp ứng những yêu cầu và hoạt động giáo dục trong nền kinh tế thị trường, tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp phần làm cho “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi con người phải có tri thức vừa chuyên sâu, vừa phong phú để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Điều đó cho thấy tầm quan trọng, vai trò của giáo dục ngày càng lớn và sự chi phối của xã hội đến giáo dục càng lớn. Giáo dục không thể tách rời khỏi đời sống xã hội. Chỉ có sự tham gia của toàn bộ xã hội vào giáo

27

dục mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả. Công tác XHH GD thể hiện tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh của toàn xã hội là điều kiện không thể thiếu để phát triển giáo dục có chất lượng và hiệu quả.

Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của XHH GD thống nhất với mục tiêu GD, điều này đã được khẳng định tại Luật Giáo dục (2009): “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”[40].

1.3.2.2. Vai trò, ý nghĩa xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

- XHH GD mầm non góp phần nâng cao chất lượng GD mầm non. XHH GD mầm non tạo sự đồng thuận giữa các nhân tố nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu GD. Thông qua công tác XHH, các trường mầm non sẽ huy động được nhân lực, tài lực, vật lực của cộng đồng vào việc phát triển nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ.

- XHH GD mầm non góp phần chuẩn hóa, hiện đại hóa trường mầm non. - XHH GD mầm non không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm đầu tư, giảm bớt phần ngân sách Nhà nước mà trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng lỉ lệ chi ngân sách dành cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí vận động đó. Thực hiện XHH GD mầm non không phải là huy động bình quân, cứng nhắc mà là vận dụng cách huy động và mức độ huy động tùy thuộc vào điều kiện thực tế của các lực lượng tham gia.

- XHH GD mầm non nhằm thực hiện dân chủ hóa GD.

Dân chủ trong GD là nền GD của dân, do dân, vì dân. Công cuộc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đó

28

là nền GD mở, đa dạng các loại hình trường/lớp, hình thức, chương trình, tạo mọi điều kiện để người dân được học tập.

1.3.3. Nguyên tắc xã hội hóa giáo dục

Công tác XHH GD ở trường mầm non được thực hiện theo các nguyên tắc: đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước; đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động XHH GD để phát triển sự nghiệp GD; đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, đề ra quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế- xã hội. Nhà nước thể chế hóa những chủ trương đường lối thành chính sách pháp luật, Ngành giáo dục và đào tạo và các trường mầm non là cơ quan chuyên môn căn cứ vào những quy định của Đảng và Nhà nước về công tác XHH GD tiến hành cụ thể theo yêu cầu nhiệm vụ, phương án, kế hoạch thực hiện công tác XHH GD.

- Nguyên tắc đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác XHH GD để phát triển sự nghiệp GD

Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do vậy, trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội đều phài đảm bảo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ví thế trong công tác XHH GD phải mang tính chất dân chủ, công khai để nhân dân biết, hiểu và tham gia một cách tích cực, thường xuyên và liên tục với vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tượng công tác XHH GD, qua đó sẽ xây dựng được môi trường GD lành mạnh, tạo động lực cho GD phát triển.

- Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa

Công tác XHH GD nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và của cải vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội tham gia và chăm lo cho sự nghiệp GD

29

nhưng phải vận hành theo khuôn khổ pháp lý, chấp hành pháp luật. Làm tốt công tác XHH GD sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, phát huy động lực và tạo đà cho sự phát triển GD một cách nhanh chóng và bền vững.

1.3.4. Nội dung của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

Các nhiệm vụ trọng tâm của cuộc vận động XHH GD được xác định tại Nghị quyết số 90/1997/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ như sau:

- Tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân đều học, học thường xuyên, trước hết là những người trong độ tuổi lao động thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập.

- Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục.

- Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, từng bước phát triển về mặt quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục ngày càng cao. Tuy nhiên để phát triển giáo dục không chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước mà phải huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia đầu tư cho giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy chủ trương XHH GD là rất cần thiết, huy động tối đa các nguồn lực cho giáo dục “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; Khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục”

30

nặng từ phía Nhà nước sang nhân dân mà quan trọng và sâu sắc hơn, XHH GD mầm non chính là cộng đồng cùng chung trách nhiệm và lợi ích, qua đó thu hút sự tham gia đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp phát triển GD mầm non, góp phần xây dựng nền GD toàn dân. Do vậy, nội dung của công tác XHH GD ở trường mầm non là:

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng với những kế hoạch, biện pháp cụ thể, gắn với các hoạt động chuyên môn, chăm sóc, nuôi dạy trẻ của nhà trường.

- Tạo lập mối quan hệ phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là nhiệm vụ thiết thực, tạo ra sự gắn kết và thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc và giáo dục trẻ cho phụ huynh và cộng đồng, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, … góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ mà nhiệm vụ đã đề ra cho ngành giáo dục mầm non.

- Huy động toàn cộng đồng xã hội tham gia vào việc xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển GD mầm non

Môi trường GD mầm non rất đặc biệt, có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, hiệu quả GD mầm non. Môi trường GD mầm non không chỉ là môi trường bên trong nhà trường mà còn là môi trường của gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy, phải huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường GD mầm non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đòi hỏi phải dựa vào các lực lượng xã hội xây dựng môi trường GD mầm non lành mạnh, an toàn, tích cực, từ đó mới có thể giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, đồng thời tiếp thu kiến thức ở mức cao nhất và có điều kiện một cách tốt nhất như xây

31

dựng cảnh quan môi trường sư phạm, nề nếp kỉ cương, không khí vui chơi học tập, quan hệ cô trò, bạn bè, mối quan hệ giữa nhà trường và địa phương.

- Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trường/nhóm lớp và các loại hình GD mầm non:

Các trường mầm non công lập hiện nay mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu giữ trẻ của phụ huynh học sinh. Vì vậy GD mầm non cần đa dạng hóa các loại hình trường/nhóm lớp dựa trên cơ sở Luật Giáo dục và mục tiêu, phương pháp, nội dung đào tạo, chuẩn kiến thức theo quy định. XHH GD mầm non là một nhân tố để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định XHH là một trong ba phương hướng để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, đào tạo đi vào thế kỉ XXI: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa” [18].

Như vậy, XHH GD mầm non để xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia cũng xuất phát từ một trong ba phương hướng của Đảng. Vì vậy, quản lý công tác XHH GD ở trường mầm non công lập là để góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh học sinh, trẻ em được thụ hưởng một nền giáo dục tốt nhất, thực hiện tốt mục tiêu phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi.

- Huy động tất cả các nguồn lực đầu tư từ xã hội như nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, kiến thức, kinh nghiệm quản lý bổ ích cho sự nghiệp giáo dục mầm non theo đúng mục tiêu và yêu cầu phát triển trường mầm non.

1.4. QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.4.1. Đặc điểm giáo dục mầm non

Giáo dục học là một khoa học về việc giáo dục con người – có nhiệm vụ chỉ ra bản chất và nêu ra các quy luật của quá trình giáo dục con người; xác định mục tiêu giáo dục; quy định nội dung, phương pháp và các hình thức

32

tổ chức giáo dục cho trẻ em ở các đối tượng khác nhau nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu trong những điều kiện, xã hội nhất định.

Giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục học, có nhiệm vụ xây dựng lý luận và tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em ở độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)