ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 84)

9. Cấu trúc của đề tài

2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.6.1. Những ưu điểm

- Về nhận thức: Phần lớn các lực lượng xã hội và nhân dân nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của công tác XHH GD nên đã đồng thuận, cùng góp sức xây dựng và phát triển sự nghiệp GD Thành phố Quy Nhơn.

Công tác XHH GD mầm non công lập được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ, các CBQL giáo dục tâm huyết với sự nghiệp GD, đặc biệt là GD mầm non, từ đó đã đáp ứng nhu cầu gửi trẻ

74

của nhân dân vào những ngôi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các ban ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, các đơn vị, cá nhân, các tổ chức kinh tế được tăng cường; đã tự giác tham gia phối hợp cùng với ngành GD xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn.

Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã thể hiện tốt vai trò trong công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD và XHH GD.

Các trường mầm non công lập đã từng bước tạo dựng thương hiệu, khẳng định uy tín đối với phụ huynh học sinh, đã giúp cho nhân dân ngày càng hiểu về vị trí, vai trò và sứ mạng của GD mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân; thu hút được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, đầu tư tài chính, các nguồn lực cần thiết để cải thiện về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. Tập hợp được các lực lượng chính trị- xã hội trên địa bàn thành phố cùng quan tâm phát triển các trường mầm non công lập.

- Về huy động các nguồn lực cho giáo dục mầm non: Việc huy động các nguồn lực cho GD mầm non đã đạt được những kết quả tốt. Các lực lượng xã hội, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân, phụ huynh học sinh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn luôn quan tâm, có trách nhiệm và đồng hành cùng với Ngành Giáo dục và Đào tạo để chăm lo cho GD mầm non. Sự đồng hành, đóng góp đó nhằm tăng thêm cơ hội học tập, tạo sự bình đẳng, đáp ứng nhu cầu gửi con của mọi tầng lớp nhân dân, mọi trẻ em đều có quyền được đến trường, được quyền hưởng thụ một nền GD tốt nhất.

- Về phát triển quy mô giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng đội ngũ: Cơ sở vật chất của các trường mầm non công lập tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày càng được đầu tư xây dựng với quy mô lớn và hiện đại với các trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho trẻ, đáp ứng ngày một tốt

75

hơn nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu nâng cao chất lượng GD. Từ những kết quả trên, công tác huy động trẻ trong độ tuổi mầm non được đến trường ngày càng phát huy hiệu quả, tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đi học ở bậc học mầm non được duy trì ổn định. Công tác phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi luôn được quan tâm và đạt kết quả khá tốt, trong 03 năm qua 21/21 xã, phường đạt chuẩn phổ cập mầm non. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non là 100%. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập ngày càng được nâng cao về chất lượng, không xảy ra tai nạn thương tích, không bùng phát dịch bệnh. Đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non công lập thành phố Quy Nhơn đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu; 100% CBQL, giáo viên đạt chuẩn, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, tận tâm với công việc, có đủ trình độ chuyên môn tay nghề và đạo đức nghề nghiệp.

- Về việc xây dựng và phát triển các lực lượng tham gia công tác XHH GD mầm non công lập: Các lực lượng xã hội tham gia công tác XHH GD mầm non công lập được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước. Việc thể chế hóa các quy định, chế định được quan tâm, đảm bảo tính pháp lý, có chính sách, chế độ rõ ràng. Xây dựng và phát triển các lực lượng tham gia công tác XHH GD mầm non công lập vận hành theo cơ chế tổ chức và sự phối hợp theo quy định của Nhà nước. Các trường mầm non công lập chủ động trong công tác XHH GD, phối hợp tốt với phụ huynh học sinh và các lực lượng khác tham gia đóng góp sức người, sức của vì chất lượng và phát triển của nhà trường, cùng đem đến những sự đầu tư cần thiết cho GD mầm non công lập.

- Về công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non công lập tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đối với công tác XHH GD mầm non: Trong quá trình quản lý, điều hành công tác XHH GD mầm non công lập, đa số hiệu trưởng các trường mầm non công lập có nhận thức tương đối đầy đủ về sự cần thiết thực hiện công tác XHH GD, thực hiện tốt trách nhiệm quản lý

76

GD tại cơ sở. Ngoài công việc quản lý, hiệu trưởng các trường mầm non công lập đã chủ động tham mưu đề xuất với doanh nghiệp quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường.

2.6.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, công tác XHH GD mầm non công lập và quản lý công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn vẫn còn những hạn chế, bất cập.

Bước đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội và nhân dân đã có nhận thức đúng đắn về công tác XHH GD mầm non. Tuy nhiên, sự nhận thức này chưa đồng đều và đầy đủ. Một bộ phận không nhỏ người dân và giáo viên hiểu đơn giản về công tác XHH GD, chỉ đơn thuần nhằm huy động sự đóng góp vật chất của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, phụ huynh học sinh. Một bộ phận xã hội nhận thức về công tác XHH GD mầm non công lập chưa đầy đủ khi cho rằng công tác XHH GD mầm non là nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo; chỉ là biện pháp tạm thời nhằm huy động sự đóng góp thêm về tài chính của nhân dân, chỉ thực hiện trong một giai đoạn nhất định, không thấy được nhu cầu và lợi ích lâu dài nên tham gia công tác XHH GD mầm non công lập một cách hời hợt, thiếu nhiệt huyết, hình thức, làm giảm giá trị, ý nghĩa của công tác này.

Công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh để nhân dân nhận thức đầy đủ về công tác XHH GD mầm non, từ đó chưa quan tâm thật sâu sát đến sự nghiệp trồng người. Các biện pháp tác động đến nhận thức của các lực lượng xã hội, cộng đồng hiểu và thực hiện đúng chủ trương chưa được quan tâm đúng mức, Công tác phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong việc xây dựng trường mầm non công lập chưa chặt chẽ, chưa phát huy vai trò của các thành viên tham gia, vấn đề cộng đồng trách nhiệm chưa được quan tâm, đề cập.

77

XHH GD mầm non chưa tốt, các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa bàn chưa thật sự nhiệt tình vào cuộc làm GD và phong trào xã hội học tập tuy được mở rộng, tạo mọi điều kiện học tập nhưng chưa sâu rộng trong toàn XH.

Hầu hết Hiệu trưởng các trường mầm non công lập có xây dựng kế hoạch công tác XHH GD mầm non nhưng tính khả thi chưa cao, mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng xã hội chưa thật sự hiệu quả; Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên; Chưa chú trọng việc nhân rộng điển hình tiên tiến, chưa có chính sách khuyến khích, khen thưởng nên không phản ánh được hiệu quả và làm giảm sức lan tỏa của công tác XHH GD mầm non.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.6.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Quán triệt đường lối đúng đắn về phát triển giáo dục và xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Quy Nhơn luôn quan tâm sâu sát, chỉ đạo, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia công tác XHH GD mầm non, đầu tư phát triển GD mầm non. Các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân thành phố và 21 phường, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn về nội dung, ý nghĩa, mục đích của công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục mầm non nói riêng. Từ đó, xác định được vai trò, nghĩa vụ của các thành phần trong xã hội trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, đồng thời tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

Ngoài ra, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn đã chủ động tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Quy Nhơn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD địa phương, làm nòng cốt trong

78

quá trình tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.

Nhân dân, các tổ chức đoàn thể và xã hội ngày càng có ý thức đúng đắn và quan tâm đến GD nhiều hơn, phát huy truyền thống hiếu học, chăm lo cho sự nghiệp học tập của con em mình.

2.6.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập

Tư duy về công tác quản lý giáo dục của một bộ phận những người làm quản lý còn chậm đổi mới, chưa bắt kịp với tốc độ phát triển tình hình kinh tế- xã hội của địa phương, các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực giáo dục chưa được cởi trói nên công tác đổi mới còn chậm.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục vẫn còn những mặt chưa được cụ thể hóa, tính pháp chế còn ít, tính động viên khuyến khích là chủ yếu. Chưa xây dựng được một chiến lược và một cơ chế để tạo ra sự đồng thuận xã hội cao trong công tác xã hội hóa giáo dục, do đó công tác quản lý của Thành phố Quy Nhơn đối với các trường mầm non công lập còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nhận thức về vai trò, vị trí giáo dục và đào tạo tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng sự thể hiện trong chỉ đạo thực hiện công tác XHH GD mầm non tại một số xã, phường trong thành phố còn hạn chế, chưa quyết liệt, thiếu sự QL chỉ đạo mang tính thống nhất nên hiệu quả các hoạt động chưa cao.

Ở một số ngành chưa coi công tác XHH GD mầm non là một giải pháp phát triển GD mang tính chiến lược, chưa nhận thức đầy đủ về nội dung công tác XHH GD mầm non. Sự phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp còn chồng chéo, thiếu thống nhất.

Công tác tuyên truyền còn mang tính hình thức, chưa thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội, cộng đồng, biện pháp thực hiện mang tính áp đặt làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chủ trương XHH GD tại địa

79 phương.

Việc triển khai thực hiện văn bản liên quan đến công tác XHH GD mầm non công lập và QL công tác XHH GD mầm non công lập ban hành còn chậm. Công tác XHH GD tuy được triển khai nhưng chưa được sơ kết, tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện, phát hiện những khó khăn để tháo gỡ, chưa quan tâm đến việc tuyên dương, khen thưởng những tập thể cá nhân thực hiện tốt công tác XHH GD mầm non công lập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài đã đánh giá thực trạng công tác XHH GD mầm non công lập và quản lý công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, kết quả cho thấy công tác XHH GD mầm non công lập đã đạt được những kết quả nhất định. Sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực của phụ huynh học sinh; sự đóng góp của các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân trong việc nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường.

Tuy nhiên bên cạnh đó vần còn tồn tại những khó khăn, bất cập do nhận thức của một bộ phận các cấp, các ngành và nhân dân chưa đầy đủ, đánh giá công tác XHH GD chỉ là biện pháp tạm thời nhằm huy động sự đóng góp của các lực lượng xã hội; Công tác tuyên truyền chưa thật sự mạnh, chưa đi vào chiều sâu, chưa đủ mạnh đển nhân dân thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ cùng chăm lo sự nghiệp GD; Hiệu trưởng các trường mầm non công lập chưa đánh giá đúng yếu tố khách quan để lập kế hoạch mang tính khả thi cao và chưa phát huy hết chức năng QL của mình trong quá trình thực hiện công tác XHH GD mầm non.

80

Thực trạng quản lý công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được phân tích, giúp cho việc đánh giá thực hiện công tác XHH GD mầm non tương đối sát thực. Từ đó, nêu lên được những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra được những nguyên nhân về quản lý công tác XHH GD mầm non công lập.

Tuy nhiên, những biện pháp quản lý chưa thật sự triệt để dẫn đến công tác XHH GD mầm non công lập của thành phố vẫn chưa thật sự hiệu quả như mong muốn. Từ thực tế QL công tác XHH GD đã thực hiện tại Thành phố Quy Nhơn cho thấy sự cấp thiết phải xây dựng một số biện pháp quản lý sát thực, có tính khả thi nhằm giúp cho công tác XHH GD mầm non của thành phố đạt được hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

81

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ

QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Hoạt động GD cũng như bất kì hoạt động nào trong xã hội đều phải dựa trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật để tiến hành. Luật, Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị, nội quy, quy chế, ... là cơ sở pháp lí cho sự vận động của các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động GD. Việc đảm bảo nguyên tắc đảm bảo tính pháp ly là yêu cầu cấp thiết khi đề xuất các biện pháp quản lý công tác XHH GD mầm non công lập.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý được đề xuất phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà quản lý một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản lý. Tính thực tiễn đòi hỏi khi đề ra các biện pháp quản lý công tác XHH GD mầm non công lập phải dựa trên những điều kiện thực tế như tình hình kinh tế xã hội địa phương, đặc điểm hình hình dân cư, nhu cầu của phụ huynh, các nguồn lực trong xã hội, tình hình cơ sở vật chất. Các biện pháp đó phải khả thi và đồng thời phải phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch phát triển GD mầm non.

3.1.3. Đảm bảo tính lịch sử

82

trị nhân văn tốt đẹp, khơi dậy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, để cao giá trị học vấn của các thế hệ đi trước. Biện pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lí luận chung về quản lý GD, về QL công tác XHH GD, về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 84)