Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 47 - 48)

9. Cấu trúc của đề tài

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức của các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân, Cán bộ quản lý, Giáo viên, Nhân viên trường mầm non

Bản chất của XHH GD là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của các lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân cùng làm giáo dục để giáo dục phục vụ lại cho mọi người. Vì vậy, trong công tác XHH GD các trường mầm non, khi các lực lượng xã hội và các thành viên trong nhà trường nhận thức được vị trí, vai trò của GD mầm non trong đời sống cộng đồng; nhận thức được các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác XHH GD; nhận thức được nội dung, hình thức, mục tiêu, yêu cầu của GD mầm non thì các lực lượng trên sẽ tự ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác XHH GD mầm non. Từ đó tính tự giác, tích cực, chủ động sẽ được nâng lên và tạo nên sự thành công cho công tác XHH GD.

1.5.1.2. Chất lượng giáo dục trẻ của trường mầm non công lập

Uy tín của các trường mầm non công lập về chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là điều kiện tiên quyết để nhà trường phát huy tầm ảnh hưởng của mình đối với cộng đồng. Thông qua chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho thấy trẻ có phát triển khỏe mạnh, an toàn thì vai trò của nhà trường sẽ

37

được cộng đồng xã hội ghi nhận. Từ đó họ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phát triển nhà trường.

1.5.1.3. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường

Trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của công tác XHH GD ở các trường mầm non công lập. Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm, có sự am hiểu sâu sắc đối với lĩnh vực giáo dục mầm non thì việc quản lý công tác XHH GD ở các trường mầm non công lập mới thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. Bởi do công tác XHH GD mầm non không chỉ đơn thuần là những kế hoạch chủ quan, máy móc mà phải hiện thực hóa trên thực tế, khả thi. Để thúc đẩy công tác XHH GD mầm non phát triển, cán bộ quản lý phải am hiểu tình hình địa phương, đặc điểm dân cư thì mới có thể thuyết phục, vận động mọi ngưởi cùng chung tay vào công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 47 - 48)