Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 87 - 88)

9. Cấu trúc của đề tài

2.6.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, công tác XHH GD mầm non công lập và quản lý công tác XHH GD mầm non công lập trên địa bàn thành phố Quy Nhơn vẫn còn những hạn chế, bất cập.

Bước đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội và nhân dân đã có nhận thức đúng đắn về công tác XHH GD mầm non. Tuy nhiên, sự nhận thức này chưa đồng đều và đầy đủ. Một bộ phận không nhỏ người dân và giáo viên hiểu đơn giản về công tác XHH GD, chỉ đơn thuần nhằm huy động sự đóng góp vật chất của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, phụ huynh học sinh. Một bộ phận xã hội nhận thức về công tác XHH GD mầm non công lập chưa đầy đủ khi cho rằng công tác XHH GD mầm non là nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo; chỉ là biện pháp tạm thời nhằm huy động sự đóng góp thêm về tài chính của nhân dân, chỉ thực hiện trong một giai đoạn nhất định, không thấy được nhu cầu và lợi ích lâu dài nên tham gia công tác XHH GD mầm non công lập một cách hời hợt, thiếu nhiệt huyết, hình thức, làm giảm giá trị, ý nghĩa của công tác này.

Công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh để nhân dân nhận thức đầy đủ về công tác XHH GD mầm non, từ đó chưa quan tâm thật sâu sát đến sự nghiệp trồng người. Các biện pháp tác động đến nhận thức của các lực lượng xã hội, cộng đồng hiểu và thực hiện đúng chủ trương chưa được quan tâm đúng mức, Công tác phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong việc xây dựng trường mầm non công lập chưa chặt chẽ, chưa phát huy vai trò của các thành viên tham gia, vấn đề cộng đồng trách nhiệm chưa được quan tâm, đề cập.

77

XHH GD mầm non chưa tốt, các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa bàn chưa thật sự nhiệt tình vào cuộc làm GD và phong trào xã hội học tập tuy được mở rộng, tạo mọi điều kiện học tập nhưng chưa sâu rộng trong toàn XH.

Hầu hết Hiệu trưởng các trường mầm non công lập có xây dựng kế hoạch công tác XHH GD mầm non nhưng tính khả thi chưa cao, mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng xã hội chưa thật sự hiệu quả; Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên; Chưa chú trọng việc nhân rộng điển hình tiên tiến, chưa có chính sách khuyến khích, khen thưởng nên không phản ánh được hiệu quả và làm giảm sức lan tỏa của công tác XHH GD mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 87 - 88)