Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo của thành phố Quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 55)

9. Cấu trúc của đề tài

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo của thành phố Quy

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

Ngành Giáo dục tiếp tục nhận được sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Sở GD&ĐT; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các ban, ngành, hội, đoàn thể thành phố; sự ủng hộ của nhân dân và sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của ngành. Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục thực hiện Kế hoạch của Thành ủy Quy Nhơn về việc thực hiện Chương trình hành động số 20- CTr/TU ngày 25/7/2014 của Tỉnh ủy Bình Định thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) gắn với việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn thành phố và tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của ngành theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Bình Định.

43

Ngành Giáo dục thành phố quản lý 145 cơ sở giáo dục (có 74 trường công lập (27 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 20 trường THCS và 01 trường TH&THCS). Bao gồm 106 trường (TH: 26; THCS và PTCS: 21; MN: 59) và 39 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục với tổng số 57.366 học sinh ở 1.796 nhóm, lớp. Toàn ngành có 42 trường đạt chuẩn quốc gia (THCS: 16, Tiểu học: 16, Mầm non: 10) và 40 trường được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục (THCS: 13, Tiểu học: 9, Mầm non: 18).

Công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm chú trọng, chất lượng đào tạo, dạy nghề được nâng cao. Mạng lưới trường, lớp các cấp học phát triển tạo điều kiện phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập, góp phần thực hiện sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Công tác xây dựng, cải tạo, mở rộng trường, lớp, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chí tiên tiến được quan tâm đầu tư. Qua đó, môi trường giáo dục được phát triển tốt hơn. Tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia đều tăng, tình trạng học sinh bỏ học từng bước được khắc phục. Thành phố có 42 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (mầm non đạt 40%, tiểu học đạt 57,7%, THCS đạt 80,95%) và 04 trường THPT đạt 57%; 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục xóa mù chữ. Thực hiện chuyển đổi các loại hình trường mầm non trên địa bàn sang cơ chế tự chủ về tài chính 5/5 trường; sáp nhập 8 đơn vị trường học thành 4 trường theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng. Xây dựng Đề án tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh tiểu học theo lộ trình.

Việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các cấp học, bậc học được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ với những nội dung trọng tâm, giải quyết được những yêu cầu đổi mới. Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo an toàn cho trẻ. Tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ ngày, hiệu suất đào tạo tăng; tỷ lệ học sinh lưu ban giảm,

44

không có học sinh bỏ học. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Trung học cơ sở tiếp tục được duy trì.

Chú trọng các hoạt động giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục thể chất, vệ sinh học đường, phối hợp cùng ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học; phối hợp cùng Bảo tàng tổng hợp Bình Định tăng cường giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng cho học sinh; lồng ghép giảng dạy về lịch sử đảng bộ địa phương và chủ quyền biển đảo quốc gia.

Công tác xã hội hóa giáo dục đã đóng góp tích cực và mang lại một số kết quả nhất định về tăng cường cơ sở vật chất các trường, trong giáo dục học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương, đặc biệt là 27 trường mầm non công lập. Các trường mầm non công lập hoạt động nề nếp, chất lượng được nâng lên đáp ứng kịp thời nhu cầu gửi con của phụ huynh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành GD địa phương.

Vì vậy, trong 02 năm học 2017-2018 và 2018-2019, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, là ngọn cờ đầu của tỉnh Bình Định. Có thể nói những kết quả mà ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Quy Nhơn đạt được trong những năm qua là sự chung tay góp sức của nhiều nguồn lực. Sự chung tay góp sức đó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn chú trọng tổ chức các hoạt động chuyên môn và phong trào hữu ích cho từng đơn vị và từng cá nhân tham gia, các hoạt động văn thể mĩ, ngoại khóa cũng được chú trọng nhằm đem đến cho học sinh môi trường học tập lành mạnh, vui tươi và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 55)