Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 51)

9. Cấu trúc của đề tài

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Quy định của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục

Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về XHH GD là một trong những quyết sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước đã thường xuyên có những chính sách và giải pháp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. XHH GD là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta. Vì vậy, chủ trương, chính sách XHH GD nói chung và XHH GD mầm non nói riêng chính là căn cứ định hướng cho chính quyền các cấp, các ban ngành chỉ đạo quá trình XHH GD ở địa phương.

1.5.2.2. Tình hình kinh tế-xã hội của địa phương

Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ảnh hưởng đến công tác XHH GD mầm non. Hoạt động giáo dục và đào tạo phụ thuộc rất nhiều

38

vào công tác XHH. Mối quan hệ phối hợp thống nhất trong giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ phát huy thế mạnh và hiệu quả giáo dục. Nguồn tài chính, tài sản của các trường mầm non công lập được hình thành chủ yếu từ đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, từ hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quyên góp, cho tặng … của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân; Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội quyết định sự phát triển của công tác XHH GD mầm non. Vì vậy điều kiện kinh tế - xã hội, phong tập tập quán, lối sống, đặc điểm dân cư của từng địa phương là yếu tố tác động trực tiếp đến công tác XHH GD mầm non.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các Khu, cụm công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng tập trung dân cư đông đúc, dân nhập cư nhiều. Số trẻ em ở khu vực này tăng nhanh vì vậy đòi hỏi hệ thống trường công lập phải nâng cao năng lực, chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nền kinh tế nước ta đã và đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy công tác XHH GD là một xu hướng tất yếu, phù hợp với tiến trình XHH, quốc tế hóa nền kinh tế thị trường, phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Qua công tác XHH GD sẽ huy động tối đa các nguồn lực của các lực lượng xã hội để đảm bảo giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân nhằm đạt được mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục.

Qua nghiên cứu ở Chương 1, tác giả đã làm rõ quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về XHH GD đồng thời đã đề cập đến những

39

lý luận: các khái niệm được sử dụng nghiên cứu trong đề tài, xác định mục tiêu XHH GD mầm non; khẳng định cơ sở pháp lý của công tác XHH GD mầm non; làm rõ các nguyên tắc XHH GD mầm non; chủ thể quản lý; nội dung và các nguồn lực huy động cho hoạt động XHH GD mầm non; các chức năng quản lý trong quản lý công tác XHH GD mầm non; một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công tác XHH GD mầm non. Những vấn đề lý luận đã được nêu ở Chương 1 là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non công lập tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ở các chương sau.

40

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ

QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 51)