Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa xã hội hóa giáo dụ cở trường mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 39)

9. Cấu trúc của đề tài

1.3.2. Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa xã hội hóa giáo dụ cở trường mầm

1.3.2.1. Mục tiêu xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

Mục tiêu của công tác XHH GD ở trường mầm non là để tăng nguồn lực, mở rộng quy mô, hình thức tổ chức, loại hình giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non đáp ứng những yêu cầu và hoạt động giáo dục trong nền kinh tế thị trường, tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, góp phần làm cho “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi con người phải có tri thức vừa chuyên sâu, vừa phong phú để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Điều đó cho thấy tầm quan trọng, vai trò của giáo dục ngày càng lớn và sự chi phối của xã hội đến giáo dục càng lớn. Giáo dục không thể tách rời khỏi đời sống xã hội. Chỉ có sự tham gia của toàn bộ xã hội vào giáo

27

dục mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả. Công tác XHH GD thể hiện tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh của toàn xã hội là điều kiện không thể thiếu để phát triển giáo dục có chất lượng và hiệu quả.

Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của XHH GD thống nhất với mục tiêu GD, điều này đã được khẳng định tại Luật Giáo dục (2009): “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”[40].

1.3.2.2. Vai trò, ý nghĩa xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

- XHH GD mầm non góp phần nâng cao chất lượng GD mầm non. XHH GD mầm non tạo sự đồng thuận giữa các nhân tố nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu GD. Thông qua công tác XHH, các trường mầm non sẽ huy động được nhân lực, tài lực, vật lực của cộng đồng vào việc phát triển nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ.

- XHH GD mầm non góp phần chuẩn hóa, hiện đại hóa trường mầm non. - XHH GD mầm non không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm đầu tư, giảm bớt phần ngân sách Nhà nước mà trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng lỉ lệ chi ngân sách dành cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí vận động đó. Thực hiện XHH GD mầm non không phải là huy động bình quân, cứng nhắc mà là vận dụng cách huy động và mức độ huy động tùy thuộc vào điều kiện thực tế của các lực lượng tham gia.

- XHH GD mầm non nhằm thực hiện dân chủ hóa GD.

Dân chủ trong GD là nền GD của dân, do dân, vì dân. Công cuộc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đó

28

là nền GD mở, đa dạng các loại hình trường/lớp, hình thức, chương trình, tạo mọi điều kiện để người dân được học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)