Năm học 2019-2020 toàn huyện có 7.224 học sinh TH, với 268 lớp, bình quân 26,9 học sinh/lớp học; Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% và tuyển sinh vào học THCS. Chất lượng giáo dục TH được nâng cao, năng lực, phẩm chất từ Đạt trở lên 100%; Hiệu quả đào tạo đạt 98,0%.
Toàn huyện có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, huyện đạt mức 2; 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3, huyện đạt mức 3.
Về đội ngũ CBQL, GV, NV cấp TH hiện có 466 người, trong đó giáo viên đứng lớp 422 người. Tuy có trường thừa, có trường thiếu, nhưng cơ bản đáp ứng tương đối đầy đủ định mức vị trí việc làm theo quy định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, NV được quan tâm, đầu tư thường xuyên, có hiệu quả. GV đạt chuẩn 99,8%, trong đó trên chuẩn 95,6%.
Bảng 2.2. Quy mô trường lớp, học sinh giáo dục tiểu học huyện Hoài Ân năm học 2019-2020
T T Tên trường học sinh (người) Số lớp học (lớp) Số Số CBQL, GV, NV (người)
1 TH Đắk Mang 201 11 20
2 TH Bok Tới 183 10 19
3 TH Ân Nghĩa 938 30 48
4 TH Ân Hữu 455 17 27
5 TH Ân Tường Tây 702 25 41 6 TH Ân Tương Đông 392 14 24
7 TH Ân Đức 676 24 43
8 TH Tăng Bạt Hổ 829 26 45
9 TH Ân Phong 482 19 35
10 TH Tăng Doãn Văn 578 22 40
11 TH Ân Tín 623 22 39
12 TH Ân Mỹ 388 18 30
13 Ân Hảo Đông 488 19 32
14 Ân Hảo Tây 289 11 23
Tổng số 7224 268 466
Cơ sở vật chất của các trường từng bước được đầu tư xây dựng khang trang; thiết bị, đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ và kịp thời. Việc đầu tư cho GD từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương ngày càng được chú trọng hơn. Công tác xã hội hóa GD có những bước tiến mới. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia được đánh giá cao trong tỉnh. Đến thời điểm tháng 11 năm 2020 toàn huyện có 12/14 trường TH đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 04 trường sát nhập).
2.3. Thực trạng hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh về vai trò, tầm quan trọng của VHHĐ về vai trò, tầm quan trọng của VHHĐ
Qua kết quả khảo sát Bảng 2.3, tôi nhận thấy hầu hết CBQL, GV, NV, CMHS đều đánh giá cao sự cần thiết của xây dựng VHHĐ trong tình hình hiện nay. Tất cả đều nhận thức được xây dựng VHHĐ là thực hiện một quá trình quản lí giáo dục nhằm mục đích xây dựng, phát triển trường học thành môi trường văn hóa giáo dục lành mạnh, các thành viên trong nhà trường có hành vi văn hóa chuẩn mực và phát triển bền vững ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
Trong nhận thức của CBQL, GV, NV và CMHS về vai trò của hoạt động xây dựng văn hoá học đường có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có: 138/280 chiếm 49,3% CBQL, GV, NV và CMHS cho rằng: “VHHĐ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái”; “Giáo dục được đạo đức HS” có 102/280 chiếm 36,4% CBQL, GV, NV và CMHS nhận thức VHHĐ là chiều sâu (bên cạnh chất lượng giáo dục là cốt lõi) để hình thành nên. Song, vẫn còn một số kết quả cho thấy có 36/280 chiếm 12,9% CBQL, GV, NV và CMHS nhận xét VHHĐ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục học sinh. Chứng tỏ rằng, trong nhận thức của một bộ phận CBQL, GV, NV và CMHS về VHHĐ còn hạn chế, mơ hồ, chưa có những tìm hiểu sâu về VHHĐ. Đây là một trong những vấn đề cơ
bản cần quan tâm trong thời gian tới và cũng là cơ sở để chúng tôi xây dựng các biện pháp ở Chương 3 của luận văn.
Bảng 2.3. Đánh giá về vai trò của văn hoá học đường
TT Nội dung tiêu chí
XD thương hiệu NT Phát triển đội ngũ GV GD đạo đức HS Nâng cao chất lượng GD 1
VHHĐ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong tập thể hội đồng sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái.
47 16,8% 46 16,4% 138 49,3% 49 17,5% 2
VHHĐ là chiều sâu (bên cạnh chất lượng giáo dục là cốt lõi) để hình thành nên thương hiệu NT.
61 21,8% 75 26,8% 102 36,4% 42 15,0% 3 VHHĐ ảnh hưởng đến chất lượng,
hiệu quả dạy học và GD học HS
55 19,6% 36 12,9% 90 32,1% 99 35,4%
Về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, qua kết quả khảo sát Bảng 2.4, tôi nhận thấy hầu hết CBQL, GV, NV, CMHS đều đánh giá cao tầm quan trọng của xây dựng VHHĐ. Trong nhận thức của CBQL, GV, NV và CMHS về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng VHHĐ có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có: 121/280 chiếm 43,2% CBQL, GV, NV và CMHS đánh giá rất quan trọng với tiêu chí “VHHĐ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nhà trường”. Có 137/280 chiếm 48,9% CBQL, GV, NV và CMHS nhận xét VHHĐ thể hiện ở mọi cấp độ hoạt động của nhà trường, bao gồm từ tác phong, ngôn phong của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, cảnh quan trường học, cách bố trí lớp học,...cũng như thái độ quan tâm của họ đối với nội dung chương trình và phương pháp giáo dục, những định hướng nhân cách của HS là rất quan trọng.
TT Nội dung Mức độ ĐTB Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % SL % 1 VHHĐ có tầm quan trọng đặc biệt
đối với sự phát triển của nhà trường 121 43,2 120 42,9 23 8,2 16 5,7 3,2
2
VHHĐ thể hiện ở mọi cấp độ hoạt động từ tác phong, ngôn ngữ của CBQL, GV, NV; cảnh quan trong nhà trường, cách bố trí lớp học... đến thái độ quan tâm đối với nội dung chương trình và PPGD; định hướng nhân cách của học sinh.
137 48,9 70 25,0 32 11,4 41 14,7 3,1
3 VHHĐ tốt có tác động tích cực,
ngược lại sẽ cản trở sự phát triển NT 112 40,0 134 47,9 30 10,7 04 1,4 3,3 Bên cạnh đó có 30/280 chiếm 10,7% CBQL, GV, NV và CMHS nhận xét ít quan trọng đối với tiêu chí “VHHĐ tốt sẽ có tác động tích cực, ngược lại sẽ cản trở sự phát triển của nhà trường”. Chứng tỏ rằng, nhận thức của một bộ phận CBQL, GV, NV và CMHS về VHHĐ còn chủ quan, mơ hồ, chưa quan tâm, không có những hiểu biết khoa học về VHHĐ của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Đây là một trong những vấn đề cơ bản cần quan tâm trong thời gian tới.
2.3.2. Thực trạng về mục tiêu xây dựng văn hoá học đường
Để tìm hiểu thực trạng mục tiêu xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tôi sử dụng câu hỏi 02 (mẫu phiếu 1, 2, 3- phụ lục 1, 2, 3). Kết quả xử lý số liệu thu được thể hiện ở Bảng 2.5.
Bảng 2.5 đánh giá về thực trạng mục tiêu hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH; có 19/280 chiếm 6,8% CBQL, GV, NV, CMHS cho rằng “VHHĐ cần những hệ thống giá trị, chuẩn mực, truyền thống của nhà trường, các mối quan hệ giữa các thành viên trong trường” đánh giá ở mức độ tốt. Có 150/280 chiếm 53,5% CBQL, GV, NV, CMHS đánh giá ở mức độ trung bình “Hệ thống giá trị cốt lõi
và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải được thể hiện thành hành vi có văn hoá thông qua các thành tố: NT- GV- HS”. Tuy nhiên, còn có 28/280 chiếm 10,0% CBQL, GV, NV, CMHS nhận xét ở cấp độ yếu. Với con số này, chứng tỏ CBQL, GV, NV, CMHS chưa hiểu hết các giá trị cốt lõi và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi phải được thể hiện thành hành vi có văn hoá thông qua các thành tố: NT - vai trò dẫn dắt, chỉ đường, GV - vai trò phối hợp, xây dựng quản lí toàn diện về gìn giữ và phát triển VHHĐ, HS - vai trò hình thành các hành vi, chuẩn mực, giá trị tốt đẹp.
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động xây dựng văn hoá học đường
TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Hệ thống giá trị, chuẩn mực, truyền thống của nhà trường, các mối quan hệ giữa các thành viên trong trường
19 6,8 59 21,1 150 53,5 52 18,6 2,2
2
Các giá trị cốt lõi và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải được thể hiện thành hành vi có văn hoá thông qua các thành tố: NT - GV - HS
20 7,2 91 32,5 141 50,4 28 10,0 2,4
Vì vậy, cần xây dựng các biện pháp tác động phù hợp giúp cho các thành viên trong nhà trường hiểu rõ hơn về mục tiêu hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
2.3.3. Thực trạng về nội dung VHHĐ ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
2.3.3.1. Nhóm các yếu tố hữu hình
Qua kết quả khảo sát Bảng 2.6, đánh giá thực trạng về nội dung hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH, chúng tôi nhận thấy giữa nhóm các yếu tố hữu hình có 7,8% CBQL, GV, NV cho rằng “Xây dựng mục tiêu phát triển nhà trường
và rà soát bổ sung, cập nhật chúng trong từng kỳ kế hoạch” xếp loại tốt - nhưng với ĐTB 2,5 mức cao nhất trong các tiêu chí nhưng vẫn chỉ ở mức xếp loại trung bình.
Bảng 2.6. Đánh giá về nội dung hoạt động xây dựng văn hoá học đường (nhóm các yếu tố hữu hình) TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1
Việc xây dựng sứ mệnh của nhà trường và cập nhật sứ mệnh hàng năm
65 36,1 81 45,0 26 14,4 08 4,5 3,1
2
Việc xây dựng tầm nhìn của nhà trường và cập nhật tầm nhìn hàng năm
42 23,3 105 58,3 28 15,6 05 2,8 3,0
3
Xây dựng mục tiêu phát triển nhà trường và rà soát bổ sung, cập nhật chúng trong từng kỳ kế hoạch 14 7,8 67 37,2 88 48,9 11 6,1 2,5 4 Phát triển CSVC, TBDH; bố trí cảnh quan, khuôn viên của trường, cách bố trí lớp học; khẩu hiệu, lôgo, bảng hiệu; trang phục, đồng phục, nghi thức, nghi lễ; các HĐGD
26 14,4 126 70,0 25 13,9 03 1,7 3,0
Về phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị; cách bố trí cảnh quan, khuôn viên, cách bố trí lớp học; khẩu hiệu, lôgo, bảng hiệu; trang phục, đồng phục, nghi thức, nghi lễ; các hoạt động giáo dục, CBQL, GV, NV đều đánh giá đạt ĐTB 3,0 cũng ở mức Khá. Với tiêu chí “Xây dựng mục tiêu phát triển nhà trường và rà soát bổ sung, cập nhật chúng trong từng kỳ kế hoạch” được CBQL, GV, NV đánh giá đạt ĐTB 2,5 cũng được xếp mức độ trung bình. Cho thấy họ có quan tâm đến việc phát triển nhà trường về xây dựng các mục tiêu phát triển từng kỳ, hàng năm. Tuy nhiên, để đạt mức cao hơn, nhà trường cần tăng cường xây dựng các mục tiêu để quảng bá, tuyên truyền nhiều hơn về thương hiệu của nhà trường nơi họ công tác.
2.3.3.2. Nhóm các yếu tố vô hình (yếu tố chiều sâu)
Bảng 2.7. Đánh giá thực hiện nội dung hoạt động xây dựng văn hoá học đường (nhóm các yếu tố chiều sâu)
TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Chú ý đến nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân ở trong trường
49 27,2 85 47,2 36 20,0 10 5,6 3,0
2 Tôn trọng các ý tưởng khác
biệt về CBQL, GV, NV 36 20,0 102 56,7 27 15,0 15 8,3 2,9 3 Phát triển các mối quan hệ và
chia sẻ tầm nhìn công việc 18 10,0 92 51,1 53 29,4 17 9,5 2,6 4 Xây dựng, phát triển kỹ năng,
năng lực và các giá trị cá nhân 31 17,2 108 60,0 20 11,1 21 11,7 2,8 5 Chia sẻ quan điểm và củng cố
mối quan hệ công việc… 27 15,0 94 52,2 47 26,1 12 6,7 2,8
6
Xây dựng bầu không khí thân thiện, thoải mái, tạo cảm giác về sự chân thật và tin tưởng
11 6,1 110 61,1 54 30,0 05 2,8 2,7
7
Phân công, phân quyền quản lý để có sự chia sẻ quyền lực và cách thức ảnh hưởng; sự cạnh tranh và hợp tác hiệu quả
36 20,0 83 46,1 47 26,1 14 7,8 2,8
Các yếu tố “Xây dựng, phát triển kỹ năng, năng lực và các giá trị cá nhân trong nhà trường”, “Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện, thoải mái, tạo cảm giác về sự chân thật và tin tưởng” được đánh giá ĐTB đạt mức trung bình (2,7), 67,2% đánh giá tốt và khá. Nhóm các yếu tố được đánh giá cao (ĐTB 3,0) là: “Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân ở trong nhà trường”. Ngoài ra, cũng có một số nhóm yếu tố được đánh giá ở mức khá như “Tôn trọng các ý tưởng góp ý về CBQL, GV, NV; Chia sẻ quan điểm và củng cố mối quan hệ công việc; Phân công, phân quyền quản lý để có sự chia sẻ quyền lực và sự ảnh hưởng, cạnh tranh và hợp tác hiệu quả”.
Tuy nhiên, có 2 yếu tố được đánh giá thấp, cần lưu ý khi xây dựng biện pháp là: “Phát triển các mối quan hệ và chia sẻ tầm nhìn công việc (ĐTB 2,6 và 38,9% số khách thể đánh giá TB và yếu), “Xây dựng bầu không khí thân thiện, thoải mái, tạo cảm giác về sự chân thật và tin tưởng” (ĐTB 2,7 và 32,8% đánh giá TB và yếu).
2.3.4. Thực trạng về phương thức tổ chức xây dựng văn hoá học đường
Để tìm hiểu thực trạng về phương thức tổ chức xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tôi sử dụng câu hỏi 04 (mẫu phiếu 1, phụ lục 1 dành cho CBQL, GV, NV). Kết quả xử lý số liệu thu được thể hiện ở Bảng 2.8.
Bảng 2.8. Đánh giá về kết quả triển khai các phương thức tổ chức xây dựng văn hoá học đường
TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1
Xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử; từ đó hình thành các giá trị, chuẩn mực của nhà trường
30 16,6 134 74,5 14 7,8 02 1,1 3,1
2
Cụ thể hoá các quy tắc, giao tiếp ứng xử đã được xây dựng vào hoạt động của NT và hiện thực hoá thành niềm tin, hành vi giao tiếp của CBQL, GV, NV, HS.
56 31,1 62 34,4 50 27,8 12 6,7 2,9
3
Phát động phong trào nêu gương, tạo dư luận để chống lại, loại trừ những biểu hiện phi văn hoá
35 19,5 125 69,5 19 10,5 01 0,5 3,1
4 Gìn giữ, phát triển các yếu tổ
bề nổi của nhà trường 61 33,8 93 51,7 23 12,8 03 1,7 3,2 5
Nâng cao chất lượng các HĐ GD, đặc biệt là giáo dục đạo đức của nhà trường
69 38,3 108 60,0 02 1,1 01 0,6 3,4
Qua kết quả khảo sát Bảng 2.8, thực trạng về phương thức tổ chức xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH, tôi nhận thấy có 69/180 chiếm 38,3% CBQL, GV,
NV đánh giá cao nhất việc “Nâng cao chất lượng các HĐ GD, đặc biệt là giáo dục đạo đức của nhà trường” (ĐTB 3,4). Kế tiếp là có 61/180 CBQL, GV, NV chiếm 33,8% đánh giá cao yếu tố “Gìn giữ, phát triển các yếu tổ bề nổi của nhà trường” (ĐTB 3,2). Như vậy, thực tế ở các trường, Hiệu trưởng trao đổi với giáo viên, nhân viên để họ thảo luận, thống nhất các quy định, quy tắc ứng xử: HS-HS, GV-HS, GV- GV, GV-HT, HT-GV-HS. Các quy định, quy tắc này tùy thuộc điều kiện từng trường, chúng có thể gồm: Tôn trọng người khác; tôn trọng lời hứa/sự cam kết và hợp đồng; trung thực; tránh cách nói chỉ trích,… làm tổn thương người khác; luôn tìm ưu điểm ở người khác; đặt vị trí mình vào vị trí người khác để ứng xử.