Kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 104 - 131)

3.4.4.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm (Bảng 3.1.) về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ của đội ngũ CBQL, GV, NV ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cho thấy hầu hết CBQL, GV, NV đánh giá các biện pháp đề xuất đều ở mức độ cấp thiết và rất cấp thiết.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hoá học đường

TT Tên biện pháp Mức độ cấp thiết ĐTB Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % SL % 1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh về VHHĐ và quản lý xây dựng VHHĐ

149 82,8 31 17,2 0 0 0 0 3,82

2 Kế hoạch hóa hoạt động xây dựng

văn hóa học đường 140 77,8 40 22,2 0 0 0 0 3,77 3 Tổ chức xây dựng các tiêu chí văn

hóa học đường trong trường tiểu học 135 75,0 45 25,0 0 0 0 0 3,75 4 Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các

hoạt động xây dựng VHHĐ 144 80,0 36 20,0 0 0 0 0 3,80 5

Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá học đường

129 71,7 51 28,3 0 0 0 0 3,71

6

Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật

ĐTB cộng về tính cần thiết của các biện pháp đạt 3,7 ở mức độ “rất cấp thiết”. Biện pháp 1 “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh về văn hóa học đường và quản lý xây dựng VHHĐ” được xếp bậc 1, ĐTB 3,82 cao nhất trong các biện pháp. Biện pháp 4 “Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động xây dựng văn hoá học đường” xếp bậc 2 có ĐTB 3,80 là “rất cấp thiết”. Biện pháp 2 “Kế hoạch hóa hoạt động xây dựng văn hóa học đường” được xếp bậc 3 có ĐTB 3,77 “rất cấp thiết”. Biện pháp 6 “Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC-KT cho xây dựng VHHĐ” được xếp bậc 4 có ĐTB 3,76 “rất cấp thiết”. Biện pháp 3 “Tổ chức xây dựng các tiêu chí văn hóa học đường trong trường tiểu học” được xếp bậc 5 có ĐTB 3,75 “rất cấp thiết”. Biện pháp 5 “Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá học đường” được xếp bậc 6 có ĐTB 3,71 “rất cấp thiết”.

Trong 6 nội dung đề ra hỏi về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ, không nội dung nào bị đánh giá ở mức độ 1 “không cấp thiết” và mức độ 2 “ít cấp thiết”. Qua phân tích ta thấy, các biện pháp đề xuất của tôi về quản lý xây dựng VHHĐ được đánh giá cao, phù hợp với nhận thức của CBQL, GV, NV và thực tiễn của nhà trường.

HT phải xây dựng môi trường văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp văn minh trong nhà trường trên tinh thần tôn sư trọng đạo, tiên học lễ hậu học văn, làm cho học sinh ngoan hiền, lễ phép, nề nếp, kính trên, nhường dưới. Một môi trường làm việc với bầu không khí thân thiện, dân chủ, hợp tác, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, khuyến khích các thành viên cải tiến phương pháp làm việc nâng cao chất lượng trong công việc và đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường.

HT cần tránh sự đổ lỗi cho nhau; trách mắng, thiếu sự động viên khuyến khích; thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy; thiếu sự hợp tác, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau; gây mâu thuẫn, xung đột nội bộ.

Đây là những cơ sở quan trọng, cấp thiết để có thể vận dụng và triển khai thành công kế hoạch quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, Bình Định.

Như vậy, công tác quản lý xây dựng VHHĐ được đánh giá là việc làm rất cấp thiết để phát triển trường TH thành môi trường văn hóa-giáo dục an toàn, lành mạnh, các thành viên trong trường có hành vi văn hóa chuẩn mực và ngày càng ổn định theo chiều hướng phát triển bền vững.

Xây dựng văn hóa học đường là xây dựng nề nếp, kỉ cương, dân chủ trong các hoạt động ở trường TH, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, trò - trò, thầy - thầy, giữa nhà trường - xã hội theo các chuẩn mực của văn hóa nói chung và các quy định riêng của trường, nhằm hướng tới một môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và tạo thương hiệu cho nhà trường.

Song song đó, để quản lý xây dựng VHHĐ thành công, HT là người có vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành các hệ giá trị, các chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, niềm tin, đồng thời xác định trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng VHHĐ là nhiệm vụ trọng tâm.

3.4.4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ của đội ngũ CBQL, GV, NV ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (Bảng 3.2.) cho thấy hầu hết CBQL, GV, NV đánh giá các biện pháp đề xuất đều ở mức độ khả thi và rất khả thi.

ĐTB cộng về tính rất khả thi của các biện pháp củng đạt 3,61 ở mức độ 4 “rất khả thi”. Trong đó biện pháp 1 “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về văn hóa học đường và quản lý xây dựng văn hoá học đường” được xếp bậc 1 có MTB đạt 3,66 “rất khả thi”. Biện pháp 6 “Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật cho xây dựng văn hóa học đường” được xếp bậc 2 có MTB đạt 3,65 “rất khả thi”. Biện pháp 2 “Kế

hoạch hóa hoạt động xây dựng văn hóa học đường” được xếp bậc 3 có MTB đạt 3,63 “rất khả thi”. Biện pháp 4 “Chỉ đạo thực hiện hiệu quả hoạt động xây dựng VHHĐ” được xếp bậc 4 có MTB đạt 3,60 “rất khả thi”. Biện pháp 5 “Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động xây dựng VHHĐ” xếp bậc 5 có MTB đạt 3,58 “rất khả thi” và biện pháp 3 “Tổ chức xây dựng các tiêu chí VHHĐ trong trường tiểu học” được xếp bậc 6 có MTB đạt 3,54 “rất khả thi”.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ khả thi

của các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hoá học đường

TT Tên biện pháp

Mức độ khả thi

ĐTB Rất

khả thi Khả thi ít khả thi

Không khả thi SL % SL % SL % SL %

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, NV, CMHS về văn hóa học đường và quản lý xây dựng VHHĐ

120 66,7 60 33,3 0 0 0 0 3,66

2 Kế hoạch hóa hoạt động xây dựng

văn hóa học đường 115 63,9 65 36,1 0 0 0 0 3,63 3

Tổ chức xây dựng, hình thành các tiêu chí văn hóa học đường trong trường tiểu học

98 54,4 82 45,5 0 0 0 0 3,54

4

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động xây dựng văn hoá học đường

108 60,0 72 40,0 0 0 0 0 3,60

5

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá học đường

105 58,3 75 41,7 0 0 0 0 3,58

6

Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật cho xây dựng văn hóa học đường

118 65,6 62 34,4 0 0 0 0 3,65 Trong 6 nội dung đề ra hỏi về tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ, không nội dung nào bị đánh giá ở mức độ 1 “không khả thi” và mức độ 2 “ít khả thi”. Các biện pháp đề xuất của tôi về quản lý xây dựng VHHĐ được đánh giá cao,

phù hợp với nhận thức của CBQL, GV, NV và thực tiễn của các trường tiểu học. Ngoài ra hiệu trưởng phải quán triệt cho CBQL, GV, NV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn vào đường lối đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước; xây dựng niềm tin đúng đắn về triết lý GD chung và riêng của trường mình. Mỗi nhà trường có định hướng GD nhân cách HS theo quan điểm GD hiện nay; GD HS phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, các kỹ năng sống…Xây dựng thái độ, niềm tin của các thành viên tạo động lực phấn đấu, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá Kiểm định chất lượng GD nói chung, trong đó có tiêu chí VHHĐ nói riêng, tạo ra động lực cho họ phấn đấu vươn lên.

Đây là những cơ sở quan trọng, cấp thiết để vận dụng và triển khai thành công xây dựng VHHĐ và quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

3.4.4.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ và kiểm chứng về mức độ cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến khảo sát về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. Ngoài ra, để đánh giá sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, tôi dùng phương pháp toán thống kê tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman.

- Công thức tính: 2 2 6. D r = 1 - N.(N - 1)  . Trong đó:

r: Hệ số tương quan thứ bậc Spearman;

D: Hiệu số thứ bậc giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất;

N: Số biện pháp quản lý đề xuất. - Chuẩn đánh giá:

r > 0: Tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp đề xuất phù hợp, thống nhất với nhau về mức độ cấp thiết và khả thi;

r < 0: Tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp đề xuất không phù hợp, không thống nhất với nhau;

r ≥ 0,70: Tương quan chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp đề xuất phù hợp, thống nhất với nhau;

0,50 ≤ r ≤ 0,69: Tương quan tương đối chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp đề xuất tương đối phù hợp, tương đối thống nhất với nhau;

r < 0,50: Tương quan lỏng, ít chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp đề xuất ít phù hợp, ít thống nhất với nhau.

Bảng 3.3. Xếp hạng về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp cấp thiếtMức độ Mức độ khả thi

ĐTB Xếp bậc ĐTB Xếp bậc

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về VHHĐ và quản lý xây dựng VHHĐ

3,82 1 3,66 1

2 Kế hoạch hóa hoạt động xây dựng VHHĐ 3,77 3 3,63 3 3 Tổ chức xây dựng các tiêu chí VHHĐ

trong trường tiểu học 3,75 5 3,54 6 4 Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt

động xây dựng VHHĐ 3,80 2 3,60 4

5

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động xây dựng VHHĐ

3,71 6 3,58 5

6

Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật cho xây dựng VHHĐ

3,76 4 3,65 2

Dựa vào kết quả khảo nghiệm mức độ và xếp hạng về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất (Bảng 3.3), áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman (r), ta có:

6 x 10

r = 1 – = 0,714 6 (62 – 1)

Với kết quả r = 0,714 cho phép kết luận tương quan trên là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ, nghĩa là giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất là phù hợp và thống nhất khá chặt chẽ với nhau.

Như vậy, với kết quả tính toán r ≈ 0,714 cho phép tôi kết luận sự tương quan trên là thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là giữa tính cần thiết và khả thi với mức độ thực hiện các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định là phù hợp và thống nhất với nhau.

Qua kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, một lần nữa chúng ta phải khẳng định quản lý xây dựng VHHĐ cần có sự đồng thuận chung tay của các thành viên trong nhà trường, các thành viên phải có sự phối hợp với nhau nhịp nhàng để thực hiện linh hoạt các phương pháp đề ra, sự phối hợp tích cực trong công việc sẽ tạo động lực thúc đẩy CBQL, GV, NV trong nhà trường làm việc hiệu quả hơn, cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của nhà trường.

Tiểu kết Chương 3

Căn cứ cơ sở lý luận, trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ của HT các trường TH ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Các biện pháp đề xuất hướng vào các nhóm công việc, gồm: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh; kế hoạch hóa hoạt động xây dựng văn hóa học đường; tổ chức xây dựng các tiêu chí văn hóa học đường; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động xây dựng văn hoá học đường; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện và đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho xây dựng văn hóa học đường.

Các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ được đề xuất đã hướng đến sự phù hợp với thực tiễn, đặc điểm của nhà trường và địa phương, tạo sự liên hệ, gắn bó chặt chẽ giữa giảng dạy và học tập, nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của nhà trường, phát triển các hành vi ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường với nhau.

Kết quả khảo nghiệm nhận thức cho thấy các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao, có tương quan thuận giữa tính cấp thiết và tính khả thi. Hy vọng rằng các biện pháp sẽ góp phần tập trung khắc phục những tồn tại trong quản lý xây dựng VHHĐ suốt thời gian qua nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường TH ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về VHHĐ ở ngoài nước và phân tích khái quát những quan điểm về VHHĐ của các tác giả trong nước, cho thấy VHHĐ liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. VHHĐ biểu hiện đầu tiên là ở sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, triết lý, mục tiêu, phong cách lãnh đạo, quản lý và bầu không khí tâm lý ở mỗi nhà trường, đáp ứng những quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề nghiên cứu về xây dựng VHHĐ, quản lý xây dựng VHHĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến VHHĐ, từ đó hình thành khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

Từ những vấn đề lý luận với mục đích tìm hiểu về thực trạng VHHĐ và quản lý xây dựng VHHĐ, luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng VHHĐ ở một số trường TH của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Qua đó, tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá để có được cái nhìn chung, phân tích về tầm quan trọng, sự cấp thiết để xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ; chỉ ra những thuận lợi và ưu điểm, khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 104 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)