Xây dựng văn hoá học đường ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

Xây dựng VHHĐ ở trường TH là thực hiện một quá trình quản lý giáo dục nhằm mục đích xây dựng, phát triển trường TH thành môi trường văn hóa-giáo dục lành mạnh, các thành viên trong trường có hành vi văn hóa chuẩn mực và ngày càng ổn định theo chiều hướng phát triển bền vững. Xây dựng VHHĐ là xây dựng nề nếp, kỉ cương, dân chủ trong các hoạt động ở trường TH, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, trò - trò, thầy - thầy, giữa nhà trường - xã hội theo các chuẩn mực của văn hóa nói chung và các quy định riêng của ngành giáo dục, nhằm hướng tới một môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng thương hiệu nhà trường.

Như vậy, xây dựng VHHĐ ở trường TH là một quá trình lâu dài, gắn với sự phát triển của nhà trường và vai trò quản lý của người hiệu trưởng. Mục đích là để hình thành, khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu hoạt động của nhà trường và các chuẩn mực, niềm tin, giá trị, bầu không khí tâm lý, cùng các quy tắc hành vi ứng xử…mà tập thể sư phạm thừa nhận. VHHĐ là một trong 8 yếu tố cơ bản của trường TH, xét dưới góc độ là một tổ chức (Khoa học về tổ chức xác định 8 yếu tố gồm: Đầu vào, đầu ra, phương pháp giáo dục, môi trường hoạt động, mục tiêu, cơ cấu của tổ chức, văn hoá tổ chức và hành vi trong tổ chức). Vì vậy, xây dựng VHHĐ ở trường TH không thể tách rời các hoạt động dạy học và giáo dục của trường tiểu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)