Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 78)

Để tìm hiểu thực trạng về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí xây dựng VHHĐ ở trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tôi sử dụng câu hỏi 01 (mẫu phiếu 1 mục C, phụ lục 1 dành cho CBQL, GV, NV). Kết quả xử lý số liệu thu được thể hiện ở Bảng 2.19.

Qua khảo sát Bảng 2.19, cho thấy “nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên” và “phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của giáo viên” có 94/180 chiếm 52,2 % CBQL,GV, NV lựa chọn đánh giá cao nhất trong các yếu tố chủ quan đạt ĐTB cao nhất 3,2, xếp loại tốt. Như vậy, có thể nói rằng họ đã thấy rõ vai trò của CBQL, GV, NV và cha mẹ HS trong xây dựng VHHĐ trong nhà trường. Họ vừa là chủ

chủ thể, sẽ làm trì trệ các hoạt động do thiếu sự đồng thuận hoặc thiếu động cơ thực hiện; còn ở phía là đối tượng thì việc hình thành các yếu tố văn hoá sẽ rất khó khăn. Song song đó, phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của giáo viên giúp họ nhận thức và hành động của họ về quá trình xây dựng VHHĐ. GV chính là những người nêu gương đồng thời truyền đạt, dẫn dắt học sinh đến với những quy tắc ứng xử VHHĐ.

Bảng 2.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí xây dựng văn hoá học đường ở các trường tiểu học

TT Nội dung

Mức độ

ĐTB Ảnh hưởng

rất mạnh Ảnh hưởng mạnh hưởng Ít ảnh Không ảnh hưởng

SL % SL % SL % SL %

1 Nhận thức của cán bộ quản

lý, giáo viên, nhân viên 94 52,2 45 25,0 29 16,1 12 6,7 3,2 2 Năng lực quản lý, chỉ đạo

của người hiệu trưởng 71 39,4 67 37,2 32 17,8 10 5,6 3,1 3 Phẩm chất, năng lực và tinh

thần trách nhiệm của GV 92 51,1 49 27,2 21 11,7 18 10,0 3,2 “Năng lực quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng” chưa được đánh giá cao (ĐTB 3,1; có 23,4% đánh giá ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng), chứng tỏ rằng hiệu trưởng chưa khơi dậy, dẫn dắt và có trách nhiệm đối với quá trình phát triển VHHĐ. Hiệu trưởng chưa thực hiện tốt chức năng quản lý VHHĐ, nêu gương cho toàn thể các thành viên trong nhà trường, chưa thật sự tác động vào suy nghĩ, hành vi của CBQL, GV, NV và HS để họ hoạt động theo những qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi công việc để làm nên sự thành công đạt mục tiêu xây dựng văn hóa học đường.

2.6. Đánh giá tổng quát thực trạng quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.6.1. Thành tựu đạt được

Xây dựng VHHĐ là thực hiện một quá trình quản lí giáo dục nhằm mục đích xây dựng, phát triển trường học thành môi trường văn hóa - giáo dục lành mạnh, an

định theo chiều hướng phát triển bền vững ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Trong nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh về vai trò của hoạt động xây dựng văn hoá học đường tạo ra các mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong tập thể hội đồng sư phạm; sự thân thiện giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tin tưởng, vui vẻ, thoải mái.

VHHĐ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mỗi nhà trường. VHHĐ làm cho các thành viên trong nhà trường thấy rõ mục tiêu, định hướng, bản chất công việc mình làm để xây dựng uy tín nhà trường.

VHHĐ đã giúp cho người dạy, người học luôn luôn nỗ lực, phấn đấu và mỗi người đều có cảm giác an toàn, tự hào vì được là thành viên của nhà trường.

Các nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng VHHĐ. Ban chỉ đạo do HT làm trưởng ban; PHT và Chủ tịch Công đoàn là phó trưởng ban và các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên, ban đại diện cha mẹ học sinh làm thành viên.

Các trường TH đã luôn chú trọng việc xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các năng lực của mình. Phát động phong trào nêu gương người tốt việc tốt trong xây dựng VHHĐ, tạo sự đồng thuận cao để loại bỏ những biểu hiện phi văn hoá, bạo lực học đường và xem đó là những yếu tố động lực để phát triển VHHĐ.

2.6.2. Tồn tại, hạn chế cần khắc phục

Công tác quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân còn những tồn tại, hạn chế sau:

Một số CBQL, GV, NV chưa tìm hiểu kĩ về các cơ sở khoa học của khái niệm VHHĐ và các nội dung cơ bản của VHHĐ từ góc độ khoa học quản lý giáo dục. Nhiều trường chưa hiểu VHHĐ là gì, cách xây dựng VHHĐ ra sao?

CBQL thực hiện công tác quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học, dẫn đến khi thực hiện còn lúng túng, dàn trải. Các

điều kiện về CSVC-KT, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học chưa được đầu tư đúng mức.

Công tác kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng chưa chặt chẽ, không thường xuyên. Việc động viên, kích thích hoạt động xây dựng VHHĐ của lãnh đạo nhà trường chưa kịp thời. Không thực hiện sơ kết, tổng kết hàng năm và theo từng giai đoạn.

Cơ quan cấp trên chưa quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch chỉ đạo các trường trong công tác xây dựng và phát triển VHHĐ trong tình hình mới.

Các mối quan hệ giữa CBQL, GV, NV trong HĐSP chưa có phối hợp nhịp nhàng, chưa xây dựng được bầu không khí làm việc vui tươi, thoải mái, biết chia sẻ và cảm thông lẫn nhau. Dẫn đến nội dung hoạt động xây dựng văn hoá học đường vẫn chưa được đánh giá cao.

Việc chắc lọc các nội dung và sử dụng các phương thức giáo dục của GV trong giảng dạy đối với HS còn mang tính hình thức, chưa tác động hoàn toàn đến HS và thay đổi cách nghĩ cũng như hành động của HS khi ở trường củng như về nhà, từ đó CMHS đánh giá hiệu quả không cao.

2.6.3. Nguyên nhân của thành công và hạn chế

Nguyên nhân của thành công

Các trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương và cha mẹ học sinh.

Đội ngũ CBQL, GV, NV có nhận thức rõ về xây dựng VHHĐ, các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức để tư vấn và phối hợp với các đoàn thể thường xuyên cập nhật những nội dung mới về kiến thức khoa học của VHHĐ.

Nguyên nhân của hạn chế

Một bộ phận CBQL, GV, NV, CMHS nhà trường chưa quan tâm đến VHHĐ. Công tác xây dựng, quản lý hoạt động VHHĐ ở các trường chưa được lãnh đạo nhà trường định hình trên kế hoạch, chương trình cụ thể, mà chủ yếu thực hiện lồng ghép; các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện chưa hiệu quả chưa cao, thiếu

đồng bộ, các nguồn lực phục vụ cho công tác xây dựng văn hóa nhà trường (đặc biệt là tài chính, khen thưởng,…) chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của nhà trường dẫn đến thực trạng xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đạt hiệu quả chưa cao.

Lãnh đạo các trường chưa am hiểu đầy đủ về cơ sở khoa học của VHHĐ, chưa có sự quan tâm đúng mức về xây dựng, quản lý hoạt động VHHĐ. Chủ yếu quản lý, coi trọng công tác chuyên môn, chất lượng dạy-học, dạy chữ. Công tác giáo dục của GV chưa nghiêm túc, còn lơi lỏng đánh giá không thường xuyên, còn mang tính hình thức trong việc thực hiện các quy định của nhà trường.

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn khó khăn; sự quan tâm của lãnh đạo địa phương đối với ngành GD&ĐT chưa nhiều; chưa có chủ trương, cơ chế, chính sách cho công tác xây dựng, phát triển VHHĐ ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện; cơ chế về chế độ chính sách đối với CBQL, GV và NV chưa thật tương xứng với nhiệm vụ của nhà trường; việc xây dựng VHHĐ chủ yếu theo kinh nghiệm là chính. Về phía phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân chưa có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác xây dựng VHHĐ đối với các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng. Điều này dẫn đến các nhà trường trên địa bàn huyện chưa thật sự chủ động, tích cực trong công tác xây dựng VHHĐ và quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ.

Tiểu kết Chương 2

Từ kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng VHHĐ và quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có thể nhận định rằng VHHĐ được hầu hết CBQL, GV, NV và CMHS các trường đánh giá có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu GD và nâng cao chất lượng GD của nhà trường. VHHĐ là yếu tố chiều sâu của thương hiệu nhà trường (chất lượng là yếu tố cốt lõi). Trong quản lý xây dựng VHHĐ chủ thể quản lý cần thực hiện tốt các chức năng quản lý, lường trước các yếu tố ảnh hưởng, phát huy sức mạnh nội lực của nhà trường và ngoại

lực từ bên ngoài thì sẽ đạt được các mục tiêu trong quản trị nhà trường (có mục tiêu xây dựng VHHĐ).

Tuy nhiên, công tác xây dựng VHHĐ chưa được CBQL, GV, NV và CMHS quan tâm đúng mức, sự phối họp giữa NT-GĐ-XH chưa hiệu quả. Vấn này thể hiện rõ trong mức độ khảo sát sự cần thiết của xây dựng VHHĐ và quản lý xây dựng VHHĐ. Hầu hết các chủ thể đã nhận thức được tầm quan trọng của VHHĐ, sự cần thiết phải xây dựng VHHĐ, nhưng khi thực hiện thì chỉ dừng lại ở mức độ tương đồng trong đánh giá là đạt mức trung bình hoặc khá; CBQL, GV, NV và CMHS nhận thức về VHHĐ và công tác quản lý xây dựng VHHĐ còn mơ hồ, lúng túng, chưa có định hướng rõ ràng về mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện công việc. Công tác xây dựng VHHĐ ở các trường chưa được chú trọng, chưa được đầu tư đúng mức; sự phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài trường chưa cao; vai trò của CBQL, GV, NV và các đoàn thể chưa được phát huy tích cực. Trong khi đó, mỗi thành viên trong nhà trường thực hiện và nêu gương trong việc tổ chức các hoạt động có tính chất xây dựng VHHĐ ở đơn vị mình.

Kết quả phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, cơ hội, thách thức của thành công và hạn chế trong quản lý xây dựng VHHĐ có được ở Chương 2 là cơ sở để tôi đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong thời gian tới./.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Xây dựng VHHĐ ở các trường TH chính là xây dựng các giá trị vật chất và tinh thần dựa trên nền tảng các giá trị truyền thống cốt lõi tốt đẹp của nhà trường. Các biện pháp quản lý xây dựng cần hướng vào giá trị đó để hình thành GD toàn diện cho HS về phẩm chất, năng lực, trí tuệ, thể chất, phát triển nhân cách của các em. Chú trọng việc GD kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách để giúp các em ứng phó và thích nghi tốt với sự phát triển của xã hội ngày nay, đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục. Vì vậy, biện pháp được xây dựng phải hướng đến hình thành các hệ giá trị, chuẩn mực, niềm tin, thái độ và hành vi văn hoá cho các thành viên trong nhà trường, nhất quán với mục tiêu giáo dục, tạo dựng các yếu tố chiều sâu của thương hiệu nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường TH phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cần tính toán trong điểu kiện chi phí không nhiều, thời gian tiêu phí ít, tiết kiệm nhân lực nhưng kết quả đạt được phải cao, trên cơ sở phát huy, gìn giữ những truyền thống văn hoá tốt đẹp của địa phương thì mới phát huy hiệu quả. Xây dựng biện pháp là để từng bước thực hiện công tác quản lý xây dựng VHHĐ đi đúng định hướng GD, có ý nghĩa tác dụng đối với sự phát triển của nhà trường. CBQL, GV, NV và HS, góp phần làm cho nhà trường có sự thay đổi theo hướng tích cực, tốt hơn. Biện pháp xây dựng VHHĐ được xây dựng như vậy sẽ phát huy hiệu quả trong nhà trường, hỗ trợ nhà trường phát triển ổn định, bền vững, đồng thời các yếu tố văn hoá củng sẽ có sự lan toả ra NT-GĐ-XH củng cố vị thế nhà trường là một trung tâm văn hoá, giáo dục của cộng đồng.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và đồng bộ

Các trường TH đề ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch phù hợp với chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành giáo dục huyện nhà và tình hình thực tiễn kinh tế xã hội ở mỗi địa phương. Về mặt thực thi, cần xem xét những mặt, những khâu cần được ưu tiên. Các biện pháp này vừa không mâu thuẫn, không trái ngược nhau, vừa hỗ trợ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Song song đó, từ bước lập kế hoạch, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát phải thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, các chế độ, chính sách đối với CBQL, GV, NV trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý xây dựng VHHĐ.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển của hệ thống giá trị

Các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ phải có tính kế thừa, chọn lọc và phát huy được những yếu tố tích cực, những giá trị nhân văn và phát triển các giá trị truyền thống, bao gồm những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, của nhà trường và của gia đình; trước hết là kế thừa và phát triển hệ thống các giá trị văn hoá đang được cộng đồng, xã hội nơi trường đóng tôn vinh và thừa nhận.

Nhiệm vụ của nhà trường là xây dựng nên các giá trị vật chất và tinh thần dựa trên nền tảng các giá trị truyền thống cốt lõi tốt đẹp của địa phương. Mỗi thành viên trong nhà trường cần được tạo điều kiện, khuyến khích để phát triển các giá trị tốt đẹp, tạo ra sức lan tỏa, có tác dụng tích cực đến sự phát triển của của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và rộng hơn chính là sự phát triển của xã hội.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xóa bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến văn hóa học đường

Các biện pháp xây dựng VHHĐ ở các trường TH phải có tính xây dựng và phát triển nhằm bảo vệ quan điểm khi giải quyết các vấn đề GD phải đảm bảo sự biện chứng giữa xây và chống, giữa phát triển, bảo tồn và ngăn chặn. Tăng cường ngăn chặn những tác động tiêu cực của môi trường, trong đó lấy xây dựng phát triển là yếu tố quan trọng, quyết định. Trong nhà trường từ các hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị

đến hoạt động chuyên môn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phải tạo ra môi trường tích cực, lành mạnh, liên tục. Bên cạnh đó phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - địa phương trong việc xây dựng một xã hội học tập, một môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh.

3.1.6. Nguyên tắc bảo đảm phát huy vai trò chủ thể của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh viên, nhân viên và học sinh

Nguyên tắc này yêu cầu biện pháp quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)