Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 86 - 89)

viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về văn hóa học đường và quản lý xây dựng văn hoá học đường

Mục tiêu của biện pháp

Công tác nâng cao nhận thức về quản lý xây dựng VHHĐ cho cán bộ quản lý (CBQL), GV, NV, CMHS là rất quan trọng, nhằm giúp cho CBQL, GV, NV, CMHS thấy rõ vai trò, ý nghĩa tốt đẹp và trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng VHHĐ xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trong của nhà trường; mỗi thành viên, mỗi bộ phận phải nhận thức rõ về nội dung, hình thức,

phương pháp tổ chức và yêu cầu về năng lực để tổ chức hoạt động xây dựng VHHĐ cho HS. Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các đoàn thể, cá nhân góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng VHHĐ.

Nội dung biện pháp

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của ngành liên quan đến nội dung xây dựng VHHĐ nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về văn hóa học đường và quản lý xây dựng văn hoá học đường. Thông qua đó giúp cho các đối tượng nắm được những vấn đề lý thuyết cơ bản của VHHĐ như: khái niệm, cấu trúc và ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động xây dựng VHHĐ trong trường tiểu học.

Qui định rõ mục tiêu, bản chất, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động xây dựng VHHĐ. Xây dựng hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của nhà trường. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, làm cho mọi thành viên trong trường nơi mình đang công tác, phấn đấu về một môi trường giáo dục vừa hồng vừa chuyên; môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả thể hiện ở hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày giữa GV và HS.

GV phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo, phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành; làm cho học sinh nhận thức được trường học là nơi mình học tập trở thành nơi phấn đấu, rèn luyện, nơi phụ huynh yên tâm về chất lượng.

Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng bảng tin thông báo của nhà trường về các buổi quán triệt, tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và CMHS về các qui định pháp lí tổ chức hoạt động xây dựng VHHĐ trong trường tiểu học: Tổ chức học tập, nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, quán triệt một cách nghiêm túc, sâu sắc để họ hiểu, thống nhất quan điểm trong

công tác quản lí, tổ chức hoạt động xây dựng VHHĐ, tránh tình trạng GV, NV có nhìn nhận phiến diện, một chiều.

Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất để báo cáo viên quán triệt, tuyên truyền về xây dựng VHHĐ ở trường TH.

Tạo sự đồng thuận ủng hộ của cấp ủy Đảng, Hội đồng trường, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội đồng sư phạm nhà trường để các thành viên gương mẫu, thực hiện nghiêm túc các quy định, nhắc nhở nhau cùng thực hiện. HT cần sử dụng thêm các biện pháp khác hỗ trợ: Nêu gương, thuyết phục, giao nhiệm vụ, xây dựng qui chế phối hợp, tổ chức kiểm tra đánh giá, bổ sung vào qui chế thi đua khen thưởng.

Ngoài ra, HT đưa nội dung công tác xây dựng VHHĐ vào kế hoạch năm của nhà trường đồng thời xem đây là một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua hàng năm. Công tác tuyên truyền cần thực hiện thường xuyên trong các buổi họp Hội đồng sư phạm, các buổi sinh hoạt công đoàn, chi đoàn, các đợt sinh hoạt chuyên môn.

HT tránh việc dùng quyền quản lý mà áp đặt GV, NV cầm làm cho họ hiểu bằng chính hành động và năng lực của mình, khi GV, NV có thái độ lơ là, chưa quan tâm đến nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, hạn chế nhắc nhở, phê bình.

HT thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL, GV, NV toàn trường. Phối hợp với Hội đồng thi đua khen thưởng trong nhà trường để tuyên dương, khen thưởng những cá nhân nỗ lực, có thành tích đạt được trong hoạt động xây dựng VHHĐ. HT trường thành lập các kênh thông tin báo cáo thường xuyên để phản ánh kịp thời và điều chỉnh những vấn đề phát sinh.

Hiệu trưởng đánh giá được thực trạng về VHHĐ những cơ hội, thuận lợi cũng như những thách thức, khó khăn sẽ đối mặt khi thực hiện công tác quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ. Hàng năm, tổ chức ít nhất hai lần về quán triệt, tuyên truyền, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng VHHĐ cho CBQL, GV, NV.

Tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với các đoàn thể, GV, NV trong trường; Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm phổ biến nội dung xây

dựng VHHĐ để họ biết và xác định nhiệm vụ, trách nhiệm phối hợp cùng nhà trường tuyên truyền giáo dục con em .

Khi xây dựng quy định, nhiệm vụ của từng thành viên, các đoàn thể phải có dự thảo và lấy ý kiến của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường nhằm tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.

Xây dựng các khẩu hiệu tuyên truyền phù hợp theo quy định của Bộ GD&ĐT đúng, đẹp, khoa học với nét riêng của nhà trường. Nội dung khẩu hiệu cần ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện mục đích, ý nghĩa giáo dục, đảm bảo tính khoa học giáo dục, tính thực tiễn, thẩm mĩ, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Vị trí treo khẩu hiệu dễ quan sát, dễ đọc, không bị che khuất và phù hợp với nội dung tuyên truyền.

Phát động cuộc thi tìm hiểu về VHHĐ, hoạt động xây dựng VHHĐ; chọn các bài viết hay gửi đăng báo, tạp chí khoa học GD, đăng website của trường; Đồng thời nêu gương người tốt việc tốt về xây dựng VHHĐ trong các buổi chào cờ đầu tuần.

Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHHĐ theo học kỳ, năm học và các đợt thi đua về xây dựng VHHĐ để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)