Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển của hệ thống giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 85 - 86)

Các biện pháp quản lý xây dựng VHHĐ phải có tính kế thừa, chọn lọc và phát huy được những yếu tố tích cực, những giá trị nhân văn và phát triển các giá trị truyền thống, bao gồm những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, của nhà trường và của gia đình; trước hết là kế thừa và phát triển hệ thống các giá trị văn hoá đang được cộng đồng, xã hội nơi trường đóng tôn vinh và thừa nhận.

Nhiệm vụ của nhà trường là xây dựng nên các giá trị vật chất và tinh thần dựa trên nền tảng các giá trị truyền thống cốt lõi tốt đẹp của địa phương. Mỗi thành viên trong nhà trường cần được tạo điều kiện, khuyến khích để phát triển các giá trị tốt đẹp, tạo ra sức lan tỏa, có tác dụng tích cực đến sự phát triển của của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và rộng hơn chính là sự phát triển của xã hội.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xóa bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến văn hóa học đường

Các biện pháp xây dựng VHHĐ ở các trường TH phải có tính xây dựng và phát triển nhằm bảo vệ quan điểm khi giải quyết các vấn đề GD phải đảm bảo sự biện chứng giữa xây và chống, giữa phát triển, bảo tồn và ngăn chặn. Tăng cường ngăn chặn những tác động tiêu cực của môi trường, trong đó lấy xây dựng phát triển là yếu tố quan trọng, quyết định. Trong nhà trường từ các hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị

đến hoạt động chuyên môn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phải tạo ra môi trường tích cực, lành mạnh, liên tục. Bên cạnh đó phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - địa phương trong việc xây dựng một xã hội học tập, một môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)