Quản lý giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

nhân viên về xây dựng văn hóa học đường

a. Thực trạng thưc hiện các chức năng trong quản lý nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về xây dựng văn hoá học đường

Để đánh giá về thực trạng thực hiện 4 chức năng quản lý của HT các trường TH trong việc nâng cao nhận thức về xây dựng VHHĐ, tôi khảo sát trên khách thể là

Bảng 2.10. Đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng trong quản lý xây dựng văn hoá học đường

T T Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu ĐTB SL % SL % SL % SL % 1

Kế hoạch hóa hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

18 10,0 25 13,9 114 63,3 23 12,8 2,2

2

Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

13 7,2 19 10,6 122 67,8 26 14,4 2,1

3

Chỉ đạo thực hiệntuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

12 6,7 39 21,7 121 67,2 08 4,4 2,3

4

Kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

22 12,2 35 19,4 112 62,2 11 6,1 2,4

Bảng 2.10 cho thấy khách thể khảo sát nhìn nhận việc thực hiện các chức năng quản lý của chủ thể trong quản lý nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định chủ yếu ở mức trung bình (ĐTB từ 2,1 đến 2,4). Cụ thể: Chức năng “Kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” đạt cao nhất trong các chức năng, nhưng củng ở mức trung bình; chức năng “Kế hoạch hóa hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” và “Chỉ đạo thực hiệntuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” được đánh giá thấp ĐTB là 2,2 và 2,3.

Chức năng “Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” có ĐTB 2,1 là yếu nhất. Như vậy mong muốn của CBQL, GV, NV là cần được tìm ra giải pháp thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để cải thiện việc tổ chức xây dựng VHHĐ.

b. Thực trạng thực hiện các nội dung chủ yếu trong quản lý nâng cao nhận thức về xây dựng văn hoá học đường

Bảng 2.11. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong quản lý nâng cao nhận thức về xây dựng văn hoá học đường

TT Nội dung Khách thể Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

CBQL, GV,

NV, CMHS 85 47,2 66 36,7 27 15,0 02 1,1 3,3

2

Nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

CBQL, GV,

NV, CMHS 74 41,1 55 30,6 47 26,1 04 2,2 3,1

3

Phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

CBQL, GV,

NV, CMHS 49 27,2 91 50,6 33 18,3 07 3,9 3,0

4

Hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

CBQL, GV,

NV, CMHS 76 42,2 62 34,4 30 16,7 12 6,7 3,1 Bảng 2.11 cho thấy CBQL, GV, NV và CMHS rất quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về VHHĐ trong nhà trường. Việc lựa chọn “Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” được đánh giá cao nhất trong (ĐTB 3,3 ở mức tốt, có 83,9% số khách thể đánh giá tốt và khá); kết quả thực hiện “Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” được đánh giá tốt, chứng tỏ kết quả quản lý khá thành công (ĐTB 3,3, tuy nhiên vẫn có 16,1% khách thể cho rằng còn trung bình và yếu).

Tuy vậy, “phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” được đánh giá thấp nhất (ĐTB 3,0; có 22,2% đánh giá trung bình và yếu) cho thấy cần tăng cường việc lựa chọn phương pháp tuyên truyền, giáo dục đảm bảo tính phong phú, hấp dẫn hơn. Tóm lại, kết quả đánh giá nêu trên chứng tỏ rằng ở các trường tiểu học hiện nay, việc phối hợp các phương pháp giáo dục của GV trong giảng dạy đối với HS còn mang tính hình thức, chưa sâu, chưa tác động tích cực đến HS và thay đổi cách nghĩ cũng

như hành động của HS khi ở trường cũng như về nhà, từ đó khách thể đánh giá hiệu quả không cao. Đây cũng là một trong những hạn chế trong các phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về VHHĐ cần phải quan tâm để khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)