Kế hoạch hóa các hoạt động xây dựng văn hóa học đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 89)

Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho người HT hiểu được đặc điểm tâm lý của từng thành viên trong nhà trường và có những phương pháp ứng xử phù hợp để họ hợp tác với nhau. Luôn quan tâm, giúp đỡ để họ sống và làm việc tích cực. Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow con người có 5 loại nhu cầu: nhu cầu sinh tồn, nhu cầu an toàn, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự khẳng định bản thân.

Cần tạo tâm lý, tinh thần cho các thành viên để làm việc tích cực, thường xuyên khen ngợi, khuyến khích, động viên họ, công nhận thành tích, sự nỗ lực của họ để họ phát triển năng lực sáng tạo, được tự khẳng định mình.

Giúp cho người HT, GV, NV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng niềm tin và

thái độ đúng đắn về triết lý GD chung và riêng cho trường mình. Xây dựng thái độ, niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo động lực phấn đấu, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng GD VHHĐ.

Nội dung biện pháp

Nâng cao hiệu quả xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường: nhằm tạo thái độ, niềm tin, tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhà trường là động lực phấn đấu, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng VHHĐ, giúp các thành viên trong nhà trường chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức, phát triển khả năng hợp tác giữa trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường.

Từ đó, tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học, tích cực hoạt động vì sự phát triển chung của nhà trường, trường phải ra trường, lớp phải ra lớp, nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, môi trường giáo dục an toàn, hiệu quả.

Đồng thời tạo những nét đẹp trong toàn bộ môi trường sư phạm: từ môi trường cơ sở vật chất, môi trường quan hệ giao tiếp hợp tác, môi trường công việc. Những nét đẹp đó được thể hiện trong hành vi chuẩn mực của cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên và của học sinh trong nhà trường.

Xác định các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch như CSVC-KT, nhân lực, các nguồn tài chính cho việc xây dựng VHHĐ và sự đồng thuận của các thành viên trong nhà trường.

Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch tầm nhìn chiến lược và định hướng dài hạn về VHHĐ của nhà trường:

- Xác định các quan điểm, đường lối của Đảng, các vấn đề lý luận liên quan để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng xây dựng VHHĐ.

- Xây dựng các chuẩn mực VH giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các đoàn thể như Công đoàn, Chi đoàn, Chi hội khuyến học,...Tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường và giữa các thành viên trong trường với bên ngoài.

- Xây dựng các chuẩn mực VH chung và riêng cho nhà trường theo đúng nguyên tắc kế thừa và phát triển các hệ giá trị văn hoá tốt đẹp.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển VHHĐ theo từng học kỳ, năm học phải có tính khả thi và hiệu quả cao, xây dựng kế hoạch theo các bước sau:

- Phân tích thực trạng, thời cơ, đánh giá tình hình VHHĐ, nội dung này tổ chức các hội nghị xin ý kiến đóng góp các chuyên gia, giáo viên trong trường để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phải đối mặt.

- Đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu trong việc xây dựng VHHĐ, cần thực hiện đúng quy trình để đánh giá tính khả thi và bền vững của các chỉ tiêu. Nội dung này cần thông qua thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia.

- Xác định các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, tài chính, các biện pháp để đảm bảo thực hiện có hiệu quả.

- Xác định chỉ số theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.

- Trình bày dự thảo kế hoạch, lấy ý kiến đóng góp của tập thể sư phạm nhà trường, từ đó điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch.

- Trình Hội đồng trường phê duyệt kế hoạch xây dựng VHHĐ và tiến hành triển khai thực hiện.

Ngoài ra, người hiệu trưởng phải xây dựng cho CBQL, GV, NV và HS các mối quan hệ hợp tác, tạo niềm tin, thái độ đúng đắn vào xây dựng triết lý giáo dục chung và riêng cho trường mình. Mỗi nhà trường có định hướng GD nhân cách HS theo quan điểm GD; GD HS phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, nghề nghiệp, các kỹ năng sống. Xây dựng thái độ, niềm tin của các thành viên trong nhà trường là tạo động lực phấn đấu vươn lên, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng GD VHHĐ.

Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa không mang tính áp đặt, cưỡng bức mà mang tính tất yếu. Toàn cầu hóa mang đến cho Việt Nam những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức và tiềm ẩn những nguy cơ. Về những cơ hội, toàn cầu hóa giúp nối kết Việt Nam với nền giáo dục thế giới; mở rộng tầm nhìn và bậc thang giá trị hướng tới chuẩn mực chung của toàn nhân loại; hình thành tư duy có tính chất toàn cầu; phát huy tinh thần dân chủ; hình thành khả năng hợp tác làm việc trong môi trường quốc tế.

3.2.3. Tổ chức xây dựng, hình thành các tiêu chí VHHĐ ở trường tiểu học

Mục tiêu của biện pháp

Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng VHHĐ nhà trường để giúp cho HT trong việc chỉ đạo, thực hiện các hoạt động xây dựng VHHĐ hàng năm. Xác lập quyền hạn, trách nhiệm đối với từng đầu công việc quan trọng phân rõ chức năng, nhiệm vụ sẽ khai thác được các năng lực sáng tạo của từng thành viên để họ để tăng hiệu quả công việc.

Giúp HT hoàn thiện nội dung xây dựng VHHĐ một cách đầy đủ, toàn diện; đáp ứng yêu cầu xây dựng VHHĐ phù hợp với xu thế phát triển GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa, giao lưu VH nhưng vẫn giữ được bản sắc VH riêng.

Giúp cho các thành viên trong nhà trường xác định rõ kế hoạch được nội dung, xây dựng VHHĐ trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa, trước mắt và lâu dài.

Nội dung biện pháp

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, văn hóa mạng có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng. Trong bối cảnh như vậy, cần có sự thay đổi phù hợp, có tính chất căn bản là từ chính người Hiệu trưởng. Người Hiệu trưởng trong thế kỉ XXI không chỉ có IQ cao mà quan trọng hơn là EQ cao.

Hàng năm rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng VHHĐ để giúp HT chỉ đạo, thực hiện các hoạt động của nhà trường. Đồng thời hiệu trưởng “Phân quyền quản lý để tham mưu sắp xếp, bố trí nhân lực và phân công trách nhiệm quản lí, huy động CSVC,

tài chính để thực hiện tốt kế hoạch”. Ban chỉ đạo thực hiện thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện huy động các nguồn lực là rất quan trọng.

HT phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo để thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Phân quyền quản lý: Sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm, phân công trách nhiệm quản lí, huy động đầu tư CSVC, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch; cần phải rõ quyền hạn, trách nhiệm của người/tổ chức được phân công, tạo sự chủ động và phát huy tối đa năng lực, trí tuệ của các thành viên nhà trường vào xây dựng các tiêu chí VHHĐ.

Cách thức thực hiện biện pháp

Toàn cầu hóa và hội nhập đặt ra hai yêu cầu trong việc phát triển VHHĐ. Một mặt phải giải quyết vấn đề làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, mặt khác phải làm thể nào để hòa nhập với nền văn hóa chung của nhân loại. VHHĐ trong bối cảnh hiện nay phải là văn hóa của một tổ chức học tập, phục vụ mục đích học tập suốt đời cho HS và GV.

Vì vậy, khi kiện toàn Ban chỉ đạo để sắp xếp, lựa chọn, bố trí CBQL và đội ngũ xây dựng VHHĐ phải thật sự tâm huyết với nghề, nhiệt huyết, trách nhiệm và đầy tình thương với đồng nghiệp, với học sinh.

Trên cơ sở định hướng đã được xác định HT tiến hành thành lập Ban soạn thảo bộ tiêu chí gồm các thành viên chủ chốt, có năng lực trong nhà trường do HT làm trưởng ban, các thành viên trong ban chỉ đạo là thành viên ban soạn thảo.

HT mạnh dạn đổi mới công tác quản lý; xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, trong đó chú ý đến việc xây dựng VHHĐ trong tình hình mới.

HT hoàn thiện nội dung xây dựng VHHĐ gồm: Xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, các hệ giá trị cốt lõi, mục tiêu và các biện pháp chiến lược của nhà trường; định hình hệ thống giá trị cốt lõi; xây dựng những yếu tố hữu hình và vô hình của VHHĐ.

Hiệu trưởng luôn luôn chú ý phát huy tính dân chủ, chia sẻ quyền lực, mạnh dạn phân công, cho cấp dưới; thường xuyên kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm để hoạt động xây dựng VHHĐ được tổ chức ngày càng hiệu quả hơn; kịp thời khen thưởng để động viên những nỗ lực của các thành viên trong nhà trường và Ban chỉ đạo.

HT phải hết sức quan tâm đến hệ thống các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Triển khai kế hoạch đã phê duyệt theo từng học kì, từng tháng; phát huy vai trò của GV và tổ chuyên môn trong tổ chức thực hiện kế hoạch.

HT cần bố trí kịp thời CSVC-KT, cân đối các nguồn tài chính để xây dựng VHHĐ bằng nhiều nguồn lực khác nhau như: Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn tài chính hợp pháp khác.

3.2.4. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động xây dựng văn hóa học đường ở trường tiểu học đường ở trường tiểu học

Mục tiêu của biện pháp

Chỉ đạo các hoạt động xây dựng văn hóa học đường nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng VHHĐ đã đề ra. Hướng nhà trường tới đổi mới, phát triển và tạo được sự đồng thuận trong Hội đồng sư phạm và các lực lượng phối hợp ngoài nhà trường để họ hiểu rõ, hiểu đúng nhiệm vụ được phân công, từ đó thực hiện nhất quán.

Xây dựng mối quan hệ giữa CBQL với GV, NV, giữa GV với GV, vì đây là mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ban hành được các văn bản phân công nhiệm vụ, thực hiện nghiêm kỷ cương nề nếp theo đúng nội quy, quy chế của đơn vị, quy tắc ứng xử văn hóa, quy chế văn hóa công sở, nội quy HS,... một cách rõ ràng, có tính khả thi cao, đặc biệt có cam kết của giáo viên, các bộ phận, cha mẹ học sinh thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và thời gian.

Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng tổ chức tập huấn, triển khai kế hoạch xây dựng VHHĐ tới CBQL, GV, NV và CMHS để tất cả thành viên trong nhà trường nắm được nhiệm vụ được

phân công. Ban hành các văn bản pháp lý như: quyết định phân công nhiệm vụ, nội quy, quy chế của đơn vị, quy tắc ứng xử văn hóa, quy chế văn hóa công sở, nội quy HS,... một cách rõ ràng, có tính khả thi cao, đặc biệt có cam kết của GV, các bộ phận, CMHS thực hiện nhiệm vụ, thời gian, tiến độ, kết quả, báo cáo sơ tổng kết.

Chỉ đạo xây dựng hình thành các hệ giá trị chuẩn mực, hành vi, niềm tin của VHHĐ ở trường TH thông qua việc xây dựng các nội dung và đưa vào các hoạt động giáo dục nhận thức, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trãi nghiệm. Từ đó hình thành các hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá cho.

Cách thức thực hiện biện pháp

HT xây dựng kế hoạch xây dựng VHHĐ, các tiêu chí đánh giá thi đua. HT cần phải phân công hợp lý các bộ phận, cá nhân giúp việc để xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp tập huấn để hướng dẫn thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

GV cần tăng cường đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các hoạt động VHHĐ thu hút HS tham gia. Lưu ý rằng các chuẩn mực, niềm tin, giá trị, thái độ, hành vi văn hoá không chỉ là hình thành ở HS, mà chúng phải được thấm nhuần trong đội ngũ CBQL, GV, NV và cha mẹ học sinh để từ đó chuyển tải thông qua các kênh giáo dục đến HS. Do đó, CBQL, GV, NV và CMHS phải là những tấm gương mẫu mực để HS noi theo.

HT chuẩn bị tốt các nguồn kinh phí để khen thưởng các đợt thi đua mà nhà trường tổ chức và các hội thi về xây dựng VHHĐ.

HT ban hành các quy định, quyết định, văn bản pháp lý để đôn đốc mọi thành viên trong trường thực hiện nhiệm vụ được phân công. Trong đó, HS phải được xem vừa là chủ thể, vừa là đối tượng xây dựng VHHĐ.

Chỉ đạo đội ngũ GV, NV thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, thúc đẩy sự triển khai đồng bộ, có chất lượng và đảm bảo tiến độ theo sự phân công, phân cấp đã xác định trong kế hoạch xây dựng VHHĐ.

Vai trò chủ yếu trong chỉ đạo là HT nhà trường, phó hiệu trưởng hoặc thành viên khác trong Ban chỉ đạo thực hiện công việc, theo nội dung được HT phân quyền; vì vậy HT cần có sự phân định rõ ràng trong phân công, phân quyền thực hiện, xây dựng kênh thông tin, báo cáo… mới có thể chỉ đạo liên tục, kịp thời.

Chỉ đạo đội ngũ GV, NV tổ chức các phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm thiết lập môi trường sư phạm với 6 đặc trưng đó là: Trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và sáng tạo hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, trong đó có VHHĐ.

Thực hiện môi trường làm việc có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm với HS, tạo môi trường thân thiện, làm việc có văn hóa.

3.2.5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá học đường hoạt động xây dựng văn hoá học đường

Mục tiêu của biện pháp

Nhằmnâng cao công tác quản trị của nhà trường và trách nhiệm trong công việc đảm bảo chất lượng ; tiếp tục xây dựng và giữ vững trường đạt chuẩn về Kiểm định chất lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần làm cho nhà trường trở thành một cơ sở giáo dục đạt các yếu tố kỷ cương, trách nhiệm, dân chủ, thân thiện và hiệu quả.

Giúp chủ thể quản lí có thông tin phản hồi từ đối tượng quản lí, nắm được tiến trình công việc trong tổ chức, từ đó có những tác động thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, phân quyền quản lý đã xác định. Thực hiện sơ kết, tổng kết để đánh giá trong từng giai đoạn nhìn nhận ưu, nhược điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cho kỳ xây dựng tiếp sau.

Nội dung biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động và phải được thực hiện hàng tháng. Cụ thể:

- Tổ chức xây dựng các tiêu chí để làm thước đo cho việc kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)