hoạt động xây dựng văn hoá học đường
Mục tiêu của biện pháp
Nhằmnâng cao công tác quản trị của nhà trường và trách nhiệm trong công việc đảm bảo chất lượng ; tiếp tục xây dựng và giữ vững trường đạt chuẩn về Kiểm định chất lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần làm cho nhà trường trở thành một cơ sở giáo dục đạt các yếu tố kỷ cương, trách nhiệm, dân chủ, thân thiện và hiệu quả.
Giúp chủ thể quản lí có thông tin phản hồi từ đối tượng quản lí, nắm được tiến trình công việc trong tổ chức, từ đó có những tác động thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, phân quyền quản lý đã xác định. Thực hiện sơ kết, tổng kết để đánh giá trong từng giai đoạn nhìn nhận ưu, nhược điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cho kỳ xây dựng tiếp sau.
Nội dung biện pháp
Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động và phải được thực hiện hàng tháng. Cụ thể:
- Tổ chức xây dựng các tiêu chí để làm thước đo cho việc kiểm tra, đánh giá. Các tiêu chí phải bám sát hoạt động quản lý để hình thành các chuẩn mực, niềm tin một cách tự nguyện; từ đó hình thành hành vi có văn hoá, sự thân thiện, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, quan tâm nâng cao chất lượng dạy học, học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, có kỹ năng tự xây dựng một hệ giá trị lành mạnh, đúng hướng cho cuộc sống tương lai của mình, xác lập cho mình một lý tưởng sống đúng đắn.
+ Đối với kiểm tra, giám sát: tiến độ thực hiện; chủ thể (CBQL, GV, HS, CMHS…) đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo phân công hay chưa, kết quả thực hiện như thế nào?
+ Đối với đánh giá kết quả xây dựng VHHĐ:
Hệ thống các giá trị chuẩn mực, niềm tin đã xây dựng hoàn thành đến mức nào; hệ thống đó, qua kiểm chứng thực tế có thực sự phù hợp với truyền thống văn hoá cộng đồng của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định hay không, nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh ở đâu; hệ thống đó đã tạo được nét riêng cho trường chưa,…
Thực tế về thái độ, hành vi văn hoá được hình thành ở CBQL, GV, NV như thế nào. Những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về xây dựng VHHĐ và quản lý xây dựng VHHĐ mà trường TH cần phải rút ra.
- Căn cứ vào KH xây dựng VHHĐ và nội dung kiểm tra, đánh giá HT phân công, phân cấp việc kiểm tra đánh giá cụ thể, đầy đủ. Bảo đảm tất cả các hoạt động, tất cả các khâu, các đối tượng thực hiện và trong mỗi giai đoạn thực hiện đều có người/tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
- Để kiểm tra, đánh giá các HĐ xây dựng VHHĐ được thông suốt cần xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống (HT, PHT đến các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, giáo viên, học sinh,…), báo cáo từ dưới lên (từ các tổ chức/cá nhân được phân công); quy định rõ thời gian báo cáo và trách nhiệm báo cáo.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá phải hướng tới hệ giá trị các chuẩn mực, niềm tin của nhà trường hoàn thiện đến mức nào; hệ thống đó, qua kiểm chứng thực tế
có thực sự phù hợp với truyền thống văn hoá cộng đồng của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định hay không, nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh ở đâu; hệ thống đó đã tạo được nét riêng cho nhà trường hay chưa…Từ đó, tiếp tục đề ra mục tiêu mới để xây dựng uy tín, vị thế của nhà trường trong tình hình mới.
- Trong mỗi kỳ kế hoạch cần tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá toàn diện kết quả xây dựng VHHĐ của nhà trường; từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho chu kỳ kế hoạch tiếp theo.
Cách thức thực hiện biện pháp
HT thành lập tổ kiểm tra gồm: lãnh đạo nhà trường, chủ tịch Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, những giáo viên cốt cán, am hiểu và có trách nhiệm. Tổ kiểm tra thường xuyên kiểm tra các chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện đối với tổ chức và cá nhân theo kế hoạch kiểm tra. Qua kiểm tra đánh giá kết quả xây dựng VHHĐ trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng.
Yêu cầu trưởng các bộ phận, đoàn thể, GVCN lớp…Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thông tin kịp thời về tình hình hoạt động xây dựng VHHĐ theo kế hoạch thi đua đã phát động.
Từng học kỳ HT tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, qua đó điều chỉnh kế hoạch xây dựng VHHĐ nếu thấy cần thiết.
Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác xây dựng VHHĐ.
Tổ chức kiểm tra giám sát thường xuyên các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp và an toàn trong đó: Nhà trường thực hiện phong trào xanh hóa lớp học, chương trình “Ngày thứ 7 xanh” nhằm làm cho khuôn viên thêm sạch đẹp và giáo dục học sinh luôn có ý thức giữ vệ sinh chung.
Xây dựng chính sách thi đua, khen thưởng, đãi ngộ hợp lý, dân chủ, công bằng; đề xuất khen thưởng cho các tập thể, các cá nhân đạt thành tích tốt. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể hình thành được các yếu tố của VHHĐ và duy trì, phát triển chúng một cách bền vững.