Thực trạng về mục tiêu xây dựng văn hoá học đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 59)

Để tìm hiểu thực trạng mục tiêu xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tôi sử dụng câu hỏi 02 (mẫu phiếu 1, 2, 3- phụ lục 1, 2, 3). Kết quả xử lý số liệu thu được thể hiện ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5 đánh giá về thực trạng mục tiêu hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH; có 19/280 chiếm 6,8% CBQL, GV, NV, CMHS cho rằng “VHHĐ cần những hệ thống giá trị, chuẩn mực, truyền thống của nhà trường, các mối quan hệ giữa các thành viên trong trường” đánh giá ở mức độ tốt. Có 150/280 chiếm 53,5% CBQL, GV, NV, CMHS đánh giá ở mức độ trung bình “Hệ thống giá trị cốt lõi

và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải được thể hiện thành hành vi có văn hoá thông qua các thành tố: NT- GV- HS”. Tuy nhiên, còn có 28/280 chiếm 10,0% CBQL, GV, NV, CMHS nhận xét ở cấp độ yếu. Với con số này, chứng tỏ CBQL, GV, NV, CMHS chưa hiểu hết các giá trị cốt lõi và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi phải được thể hiện thành hành vi có văn hoá thông qua các thành tố: NT - vai trò dẫn dắt, chỉ đường, GV - vai trò phối hợp, xây dựng quản lí toàn diện về gìn giữ và phát triển VHHĐ, HS - vai trò hình thành các hành vi, chuẩn mực, giá trị tốt đẹp.

Bảng 2.5. Kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động xây dựng văn hoá học đường

TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Hệ thống giá trị, chuẩn mực, truyền thống của nhà trường, các mối quan hệ giữa các thành viên trong trường

19 6,8 59 21,1 150 53,5 52 18,6 2,2

2

Các giá trị cốt lõi và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải được thể hiện thành hành vi có văn hoá thông qua các thành tố: NT - GV - HS

20 7,2 91 32,5 141 50,4 28 10,0 2,4

Vì vậy, cần xây dựng các biện pháp tác động phù hợp giúp cho các thành viên trong nhà trường hiểu rõ hơn về mục tiêu hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

2.3.3. Thực trạng về nội dung VHHĐ ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.3.3.1. Nhóm các yếu tố hữu hình

Qua kết quả khảo sát Bảng 2.6, đánh giá thực trạng về nội dung hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH, chúng tôi nhận thấy giữa nhóm các yếu tố hữu hình có 7,8% CBQL, GV, NV cho rằng “Xây dựng mục tiêu phát triển nhà trường

và rà soát bổ sung, cập nhật chúng trong từng kỳ kế hoạch” xếp loại tốt - nhưng với ĐTB 2,5 mức cao nhất trong các tiêu chí nhưng vẫn chỉ ở mức xếp loại trung bình.

Bảng 2.6. Đánh giá về nội dung hoạt động xây dựng văn hoá học đường (nhóm các yếu tố hữu hình) TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Việc xây dựng sứ mệnh của nhà trường và cập nhật sứ mệnh hàng năm

65 36,1 81 45,0 26 14,4 08 4,5 3,1

2

Việc xây dựng tầm nhìn của nhà trường và cập nhật tầm nhìn hàng năm

42 23,3 105 58,3 28 15,6 05 2,8 3,0

3

Xây dựng mục tiêu phát triển nhà trường và rà soát bổ sung, cập nhật chúng trong từng kỳ kế hoạch 14 7,8 67 37,2 88 48,9 11 6,1 2,5 4 Phát triển CSVC, TBDH; bố trí cảnh quan, khuôn viên của trường, cách bố trí lớp học; khẩu hiệu, lôgo, bảng hiệu; trang phục, đồng phục, nghi thức, nghi lễ; các HĐGD

26 14,4 126 70,0 25 13,9 03 1,7 3,0

Về phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị; cách bố trí cảnh quan, khuôn viên, cách bố trí lớp học; khẩu hiệu, lôgo, bảng hiệu; trang phục, đồng phục, nghi thức, nghi lễ; các hoạt động giáo dục, CBQL, GV, NV đều đánh giá đạt ĐTB 3,0 cũng ở mức Khá. Với tiêu chí “Xây dựng mục tiêu phát triển nhà trường và rà soát bổ sung, cập nhật chúng trong từng kỳ kế hoạch” được CBQL, GV, NV đánh giá đạt ĐTB 2,5 cũng được xếp mức độ trung bình. Cho thấy họ có quan tâm đến việc phát triển nhà trường về xây dựng các mục tiêu phát triển từng kỳ, hàng năm. Tuy nhiên, để đạt mức cao hơn, nhà trường cần tăng cường xây dựng các mục tiêu để quảng bá, tuyên truyền nhiều hơn về thương hiệu của nhà trường nơi họ công tác.

2.3.3.2. Nhóm các yếu tố vô hình (yếu tố chiều sâu)

Bảng 2.7. Đánh giá thực hiện nội dung hoạt động xây dựng văn hoá học đường (nhóm các yếu tố chiều sâu)

TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Chú ý đến nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân ở trong trường

49 27,2 85 47,2 36 20,0 10 5,6 3,0

2 Tôn trọng các ý tưởng khác

biệt về CBQL, GV, NV 36 20,0 102 56,7 27 15,0 15 8,3 2,9 3 Phát triển các mối quan hệ và

chia sẻ tầm nhìn công việc 18 10,0 92 51,1 53 29,4 17 9,5 2,6 4 Xây dựng, phát triển kỹ năng,

năng lực và các giá trị cá nhân 31 17,2 108 60,0 20 11,1 21 11,7 2,8 5 Chia sẻ quan điểm và củng cố

mối quan hệ công việc… 27 15,0 94 52,2 47 26,1 12 6,7 2,8

6

Xây dựng bầu không khí thân thiện, thoải mái, tạo cảm giác về sự chân thật và tin tưởng

11 6,1 110 61,1 54 30,0 05 2,8 2,7

7

Phân công, phân quyền quản lý để có sự chia sẻ quyền lực và cách thức ảnh hưởng; sự cạnh tranh và hợp tác hiệu quả

36 20,0 83 46,1 47 26,1 14 7,8 2,8

Các yếu tố “Xây dựng, phát triển kỹ năng, năng lực và các giá trị cá nhân trong nhà trường”, “Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện, thoải mái, tạo cảm giác về sự chân thật và tin tưởng” được đánh giá ĐTB đạt mức trung bình (2,7), 67,2% đánh giá tốt và khá. Nhóm các yếu tố được đánh giá cao (ĐTB 3,0) là: “Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân ở trong nhà trường”. Ngoài ra, cũng có một số nhóm yếu tố được đánh giá ở mức khá như “Tôn trọng các ý tưởng góp ý về CBQL, GV, NV; Chia sẻ quan điểm và củng cố mối quan hệ công việc; Phân công, phân quyền quản lý để có sự chia sẻ quyền lực và sự ảnh hưởng, cạnh tranh và hợp tác hiệu quả”.

Tuy nhiên, có 2 yếu tố được đánh giá thấp, cần lưu ý khi xây dựng biện pháp là: “Phát triển các mối quan hệ và chia sẻ tầm nhìn công việc (ĐTB 2,6 và 38,9% số khách thể đánh giá TB và yếu), “Xây dựng bầu không khí thân thiện, thoải mái, tạo cảm giác về sự chân thật và tin tưởng” (ĐTB 2,7 và 32,8% đánh giá TB và yếu).

2.3.4. Thực trạng về phương thức tổ chức xây dựng văn hoá học đường

Để tìm hiểu thực trạng về phương thức tổ chức xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tôi sử dụng câu hỏi 04 (mẫu phiếu 1, phụ lục 1 dành cho CBQL, GV, NV). Kết quả xử lý số liệu thu được thể hiện ở Bảng 2.8.

Bảng 2.8. Đánh giá về kết quả triển khai các phương thức tổ chức xây dựng văn hoá học đường

TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử; từ đó hình thành các giá trị, chuẩn mực của nhà trường

30 16,6 134 74,5 14 7,8 02 1,1 3,1

2

Cụ thể hoá các quy tắc, giao tiếp ứng xử đã được xây dựng vào hoạt động của NT và hiện thực hoá thành niềm tin, hành vi giao tiếp của CBQL, GV, NV, HS.

56 31,1 62 34,4 50 27,8 12 6,7 2,9

3

Phát động phong trào nêu gương, tạo dư luận để chống lại, loại trừ những biểu hiện phi văn hoá

35 19,5 125 69,5 19 10,5 01 0,5 3,1

4 Gìn giữ, phát triển các yếu tổ

bề nổi của nhà trường 61 33,8 93 51,7 23 12,8 03 1,7 3,2 5

Nâng cao chất lượng các HĐ GD, đặc biệt là giáo dục đạo đức của nhà trường

69 38,3 108 60,0 02 1,1 01 0,6 3,4

Qua kết quả khảo sát Bảng 2.8, thực trạng về phương thức tổ chức xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH, tôi nhận thấy có 69/180 chiếm 38,3% CBQL, GV,

NV đánh giá cao nhất việc “Nâng cao chất lượng các HĐ GD, đặc biệt là giáo dục đạo đức của nhà trường” (ĐTB 3,4). Kế tiếp là có 61/180 CBQL, GV, NV chiếm 33,8% đánh giá cao yếu tố “Gìn giữ, phát triển các yếu tổ bề nổi của nhà trường” (ĐTB 3,2). Như vậy, thực tế ở các trường, Hiệu trưởng trao đổi với giáo viên, nhân viên để họ thảo luận, thống nhất các quy định, quy tắc ứng xử: HS-HS, GV-HS, GV- GV, GV-HT, HT-GV-HS. Các quy định, quy tắc này tùy thuộc điều kiện từng trường, chúng có thể gồm: Tôn trọng người khác; tôn trọng lời hứa/sự cam kết và hợp đồng; trung thực; tránh cách nói chỉ trích,… làm tổn thương người khác; luôn tìm ưu điểm ở người khác; đặt vị trí mình vào vị trí người khác để ứng xử.

Tuy nhiên, vẫn còn 12/180 chiếm 6,7 % CBQL, GV, NV đánh giá thấp việc “Cụ thể hoá các quy tắc, giao tiếp ứng xử đã được xây dựng vào hoạt động của NT và hiện thực hoá thành niềm tin, hành vi giao tiếp của CBQL, GV, NV, HS” (ĐTB 2,9). Trong khi đó, việc ban hành cụ thể hóa các quy tắc trong nhà trường là vô cùng quan trọng, nó góp phần tạo nề nếp, ứng xử trong giao tiếp với nhau, xây dựng bầu không khí dân chủ, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, công bằng có cơ hội thể hiện, phát triển các năng lực của mình…Trong thời gian tới, nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xây dựng văn hóa giao tiếp nơi công sở, về trang phục, nề nếp để giữ vững kỷ cương trong nhà trường và phát triển các yếu tố văn hoá chiều sâu nâng cao vị thế của nhà trường.

2.3.5. Mức độ đáp ứng của các điều kiện hỗ trợ cho xây VHHĐ ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Kết quả khảo sát Bảng 2.9 cho thấy có sự tương đồng trong các ý kiến đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho xây dựng văn hoá học đường, mức trung bình giữa các ý kiến giữa CBQL, GV, NV nhận xét tương quan nhau. Đạt cao nhất là tiêu chí “Nhân lực” đạt mức ĐTB 2,8 (trên mức đủ), yếu tố “Tài chính” có ĐTB 2,6 (vừa đủ), “Cơ sở vật chất” đạt thấp nhất ĐTB 2,4 (ở mức hạn chế, thiếu; có đến 56,1% số khách thể đánh giá là thiếu và không có).

Bảng 2.9. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho xây dựng văn hoá học đường T

T Nội dung

Mức độ

ĐTB

Thừa Đủ Thiếu Không có

SL % SL % SL % SL %

1 Nhân lực (CBQL, GV, NV và

các lực lượng phối hợp) 02 1,1 144 80,0 28 15,6 06 3,3 2,8 2 Cơ sở vật chất 01 0,6 78 43,3 89 49,4 12 6,7 2,4 3 Tài chính 05 2,8 94 52,2 77 42,8 04 2,2 2,6

Trong thực tế, các tiêu chí này đều quan trọng như nhau, tương tác và bỗ trợ cho nhau trong xây dựng VHHĐ. Đội ngũ CBQL, GV, NV phải có nhận thức rõ về xây dựng VHHĐ, các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức để tư vấn và phối hợp với nhau, thường xuyên cập nhật kiến thức về VHHĐ. Hiệu trưởng thiết lập sơ đồ các phòng phải hợp lý, bố trí, trang trí trong từng phòng phù hợp; tạo một số tiểu cảnh trong nhà trường, trang trí khẩu hiệu, tăng cường cảnh quan, cây xanh, cây kiểng và bố trí khu vực trồng hợp lý... Bên cạnh đó, HT cần tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo để bổ sung kinh phí, đầu tư các phòng chức năng, phòng thư viện; Đối với chính quyền địa phương, CMHS, các mạnh thường quân tài trợ góp phần vào công tác xã hội hóa cho nhà trường, trong đó có thúc đẩy việc xây dựng VHHĐ ở các trường phát triển bền vững.

2.4. Thực trạng quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.4.1. Quản lý giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về xây dựng văn hóa học đường nhân viên về xây dựng văn hóa học đường

a. Thực trạng thưc hiện các chức năng trong quản lý nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về xây dựng văn hoá học đường

Để đánh giá về thực trạng thực hiện 4 chức năng quản lý của HT các trường TH trong việc nâng cao nhận thức về xây dựng VHHĐ, tôi khảo sát trên khách thể là

Bảng 2.10. Đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng trong quản lý xây dựng văn hoá học đường

T T Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu ĐTB SL % SL % SL % SL % 1

Kế hoạch hóa hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

18 10,0 25 13,9 114 63,3 23 12,8 2,2

2

Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

13 7,2 19 10,6 122 67,8 26 14,4 2,1

3

Chỉ đạo thực hiệntuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

12 6,7 39 21,7 121 67,2 08 4,4 2,3

4

Kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

22 12,2 35 19,4 112 62,2 11 6,1 2,4

Bảng 2.10 cho thấy khách thể khảo sát nhìn nhận việc thực hiện các chức năng quản lý của chủ thể trong quản lý nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về xây dựng VHHĐ ở các trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định chủ yếu ở mức trung bình (ĐTB từ 2,1 đến 2,4). Cụ thể: Chức năng “Kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” đạt cao nhất trong các chức năng, nhưng củng ở mức trung bình; chức năng “Kế hoạch hóa hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” và “Chỉ đạo thực hiệntuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” được đánh giá thấp ĐTB là 2,2 và 2,3.

Chức năng “Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” có ĐTB 2,1 là yếu nhất. Như vậy mong muốn của CBQL, GV, NV là cần được tìm ra giải pháp thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để cải thiện việc tổ chức xây dựng VHHĐ.

b. Thực trạng thực hiện các nội dung chủ yếu trong quản lý nâng cao nhận thức về xây dựng văn hoá học đường

Bảng 2.11. Đánh giá việc thực hiện các nội dung trong quản lý nâng cao nhận thức về xây dựng văn hoá học đường

TT Nội dung Khách thể Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

CBQL, GV,

NV, CMHS 85 47,2 66 36,7 27 15,0 02 1,1 3,3

2

Nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

CBQL, GV,

NV, CMHS 74 41,1 55 30,6 47 26,1 04 2,2 3,1

3

Phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

CBQL, GV,

NV, CMHS 49 27,2 91 50,6 33 18,3 07 3,9 3,0

4

Hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

CBQL, GV,

NV, CMHS 76 42,2 62 34,4 30 16,7 12 6,7 3,1 Bảng 2.11 cho thấy CBQL, GV, NV và CMHS rất quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về VHHĐ trong nhà trường. Việc lựa chọn “Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” được đánh giá cao nhất trong (ĐTB 3,3 ở mức tốt, có 83,9% số khách thể đánh giá tốt và khá); kết quả thực hiện “Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” được đánh giá tốt, chứng tỏ kết quả quản lý khá thành công (ĐTB 3,3, tuy nhiên vẫn có 16,1% khách thể cho rằng còn trung bình và yếu).

Tuy vậy, “phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức” được đánh giá thấp nhất (ĐTB 3,0; có 22,2% đánh giá trung bình và yếu) cho thấy cần tăng cường việc lựa chọn phương pháp tuyên truyền, giáo dục đảm bảo tính phong phú, hấp dẫn hơn. Tóm lại, kết quả đánh giá nêu trên chứng tỏ rằng ở các trường tiểu học hiện nay, việc phối hợp các phương pháp giáo dục của GV trong giảng dạy đối với HS còn mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)