Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động xây dựng văn hóa học đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 94 - 96)

đường ở trường tiểu học

Mục tiêu của biện pháp

Chỉ đạo các hoạt động xây dựng văn hóa học đường nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng VHHĐ đã đề ra. Hướng nhà trường tới đổi mới, phát triển và tạo được sự đồng thuận trong Hội đồng sư phạm và các lực lượng phối hợp ngoài nhà trường để họ hiểu rõ, hiểu đúng nhiệm vụ được phân công, từ đó thực hiện nhất quán.

Xây dựng mối quan hệ giữa CBQL với GV, NV, giữa GV với GV, vì đây là mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ban hành được các văn bản phân công nhiệm vụ, thực hiện nghiêm kỷ cương nề nếp theo đúng nội quy, quy chế của đơn vị, quy tắc ứng xử văn hóa, quy chế văn hóa công sở, nội quy HS,... một cách rõ ràng, có tính khả thi cao, đặc biệt có cam kết của giáo viên, các bộ phận, cha mẹ học sinh thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và thời gian.

Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng tổ chức tập huấn, triển khai kế hoạch xây dựng VHHĐ tới CBQL, GV, NV và CMHS để tất cả thành viên trong nhà trường nắm được nhiệm vụ được

phân công. Ban hành các văn bản pháp lý như: quyết định phân công nhiệm vụ, nội quy, quy chế của đơn vị, quy tắc ứng xử văn hóa, quy chế văn hóa công sở, nội quy HS,... một cách rõ ràng, có tính khả thi cao, đặc biệt có cam kết của GV, các bộ phận, CMHS thực hiện nhiệm vụ, thời gian, tiến độ, kết quả, báo cáo sơ tổng kết.

Chỉ đạo xây dựng hình thành các hệ giá trị chuẩn mực, hành vi, niềm tin của VHHĐ ở trường TH thông qua việc xây dựng các nội dung và đưa vào các hoạt động giáo dục nhận thức, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trãi nghiệm. Từ đó hình thành các hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá cho.

Cách thức thực hiện biện pháp

HT xây dựng kế hoạch xây dựng VHHĐ, các tiêu chí đánh giá thi đua. HT cần phải phân công hợp lý các bộ phận, cá nhân giúp việc để xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp tập huấn để hướng dẫn thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

GV cần tăng cường đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các hoạt động VHHĐ thu hút HS tham gia. Lưu ý rằng các chuẩn mực, niềm tin, giá trị, thái độ, hành vi văn hoá không chỉ là hình thành ở HS, mà chúng phải được thấm nhuần trong đội ngũ CBQL, GV, NV và cha mẹ học sinh để từ đó chuyển tải thông qua các kênh giáo dục đến HS. Do đó, CBQL, GV, NV và CMHS phải là những tấm gương mẫu mực để HS noi theo.

HT chuẩn bị tốt các nguồn kinh phí để khen thưởng các đợt thi đua mà nhà trường tổ chức và các hội thi về xây dựng VHHĐ.

HT ban hành các quy định, quyết định, văn bản pháp lý để đôn đốc mọi thành viên trong trường thực hiện nhiệm vụ được phân công. Trong đó, HS phải được xem vừa là chủ thể, vừa là đối tượng xây dựng VHHĐ.

Chỉ đạo đội ngũ GV, NV thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, thúc đẩy sự triển khai đồng bộ, có chất lượng và đảm bảo tiến độ theo sự phân công, phân cấp đã xác định trong kế hoạch xây dựng VHHĐ.

Vai trò chủ yếu trong chỉ đạo là HT nhà trường, phó hiệu trưởng hoặc thành viên khác trong Ban chỉ đạo thực hiện công việc, theo nội dung được HT phân quyền; vì vậy HT cần có sự phân định rõ ràng trong phân công, phân quyền thực hiện, xây dựng kênh thông tin, báo cáo… mới có thể chỉ đạo liên tục, kịp thời.

Chỉ đạo đội ngũ GV, NV tổ chức các phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm thiết lập môi trường sư phạm với 6 đặc trưng đó là: Trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và sáng tạo hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, trong đó có VHHĐ.

Thực hiện môi trường làm việc có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm với HS, tạo môi trường thân thiện, làm việc có văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)