Thực trạng về kế hoạch hóa hoạt động xây dựng văn hóa học đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 68)

a. Kết quả thực hiện các nội dung của hoạt động kế hoạch hoá

Để tìm hiểu thực trạng về thực hiện các nội dung kế hoạch hóa hoạt động xây dựng văn hoá học đường, tôi sử dụng câu hỏi 03 (bảng hỏi 3, mục B, phụ lục 1 dành cho CBQL, GV, NV). Kết quả xử lý số liệu thu được thể hiện ở Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá về chất lượng thực hiện các nội dung kế hoạch hóa hoạt động xây dựng văn hoá học đường

TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Xây dựng tầm nhìn chiến lược và định hướng dài hạn về VHHĐ của NT

96 53,3 46 25,6 29 16,1 09 5,0 3,3

2

Từ tầm nhìn, định hướng cụ thể hoá thành kế hoạch các giai đoạn khác nhau

88 48,9 49 27,2 33 18,3 10 5,6 3,2

3 Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện

pháp xây dựng VHHĐ 89 49,5 50 27,8 35 19,4 06 3,3 3,2 4 Xây dựng các chuẩn mực VH

chung và riêng 72 40,0 94 52,2 08 4,5 06 3,3 3,3 5 Xây dựng mối quan hệ hợp tác 34 18,9 48 26,7 87 48,3 11 6,1 2,6 6 Đẩy mạnh hoạt động giáo dục

VHHĐ cho HS 76 42,2 58 32,2 35 19,5 11 6,1 3,1 7 Xây dựng VHHĐ cần hướng

vào người học 69 38,3 67 37,2 32 17,8 12 6,7 3,1 Để xây dựng VHHĐ thành công, đòi hỏi người hiệu trưởng phải xác định tầm nhìn chiến lược và định hướng dài hạn. Từ đó chỉ đạo, tổ chức vân động mọi thành

viên NT thực hiện một cách tự nguyện, từng bước tạo lập niềm tin, các giá trị VH một cách tự giác, trên cơ sở đó hình thành thái độ, hành vi ứng xử tốt trong mọi hoạt động của NT. Đồng thời, phải biết sử dụng tốt các mối quan hệ, đánh giá đúng các tác động, ảnh hưởng từ bên trong, bên ngoài để có cơ chế kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời, đúng đắn.

Kết quả tại Bảng 2.12 cho thấy tiêu chí về các chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp xây dựng VHHĐ được quan tâm nhiều nhất, có nghĩa là bất kì kế hoạch nào đều phải có các chỉ tiêu cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên. Hoạt động “Từ tầm nhìn chiến lược, định hướng dài hạn và cụ thể hoá thành kế hoạch các giai đoạn khác nhau” và “Đẩy mạnh hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS” được đánh giá khá tốt (có ĐTB 3,2 đến 3,3; trên 78,9 % ý kiến đánh giá tốt và khá). Theo sau là “Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp xây dựng VHHĐ, hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS ”, và “Xây dựng VHHĐ cần hướng vào người học” đều đạt mức khá (ĐTB 3,1 đến 3,2 và trên 70% đánh giá tốt và khá). Điều này cho thấy hoạt động KHH ở mức khá.

Tuy nhiên, tiêu chí “Xây dựng mối quan hệ hợp tác” không được đánh giá cao, có 11/180 chiếm 6,1% CBQL, GV, NV đánh giá mức độ yếu (ĐTB 2,6). Điều này thể hiện các tiêu chí đề ra trong xây dựng mối quan hệ hợp tác của nhà trường chưa được chú trọng. Thực tế, hiệu trưởng phải xây dựng cho CBQL, GV, NV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng mối quan hệ hợp tác của trường mình.

Mỗi nhà trường có định hướng GD nhân cách HS theo quan điểm GD; GD HS phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, các kỹ năng sống…Xây dựng thái độ, niềm tin, tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhà trường tạo động lực phấn đấu, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng GD VHHĐ. Trong khi đó, với bất kì kế hoạch nào, khi xây dựng thì việc đặt ra là công tác phối hợp tổ chức thực hiện là rất quan trọng. Đây cũng là một trong những hạn chế cần được quan tâm khi xây dựng kế hoạch hoạt động VHHĐ.

b. Đánh giá về chất lượng xây dựng kế hoạch ở một số nội dung chủ yếu

Bảng 2.13. Đánh giá chất lượng xây dựng kế hoạch văn hoá học đường ở một số nội dung chủ yếu

TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Mục tiêu chung của xây dựng VHHĐ ở trường TH là từng nhà trường cần phải xác định để xây dựng các giá trị cho riêng trường mình

64 35,6 61 33,9 38 21,1 17 9,4 3,0

2 Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện

pháp xây dựng VHHĐ 68 37,8 60 33,3 40 22,2 12 6,7 3,0 3 Xây dựng các chuẩn mực VH

giao tiếp 70 38,9 55 30,6 50 27,8 05 2,8 3,1 4 Xây dựng mối quan hệ hợp tác 52 28,9 93 51,7 31 17,2 04 2,2 3,1 5 Xây dựng các chuẩn mực VH

chung và riêng 40 22,2 87 48,3 34 18,9 19 10,6 2,8 6 Đẩy mạnh hoạt động giáo dục

VHHĐ cho HS 98 54,5 51 28,3 24 13,3 07 3,9 3,3 7 Xây dựng VHHĐ hướng vào

người học 69 38,3 82 45,6 21 11,7 08 4,4 3,2 Bảng 2.13 là kết quả khảo sát từ nhóm khách thể là CBQL, GV, NV. Nội dung được đánh giá cao nhất là việc xây dựng “Đẩy mạnh hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS” (ĐTB 3,3 và 82,8% ý kiến đánh giá tốt và khá), chứng tỏ rằng trong nhà trường hiện nay khi xây dựng kế hoạch đã chú trọng đến đẩy mạnh hoạt động giáo dục VHHĐ cho HS là phù hợp và có tính khả thi. Các nội dung “Xây dựng VHHĐ hướng vào người học” trong nhà trường, “Xây dựng các chuẩn mực VH giao tiếp” đều đạt mức khá (ĐTB từ 3,0 đến 3,2 và có trên 80% ý kiến đánh giá ở mức tốt và khá).

Bên cạnh đó, một số nội dung kế hoạch được đánh giá chưa tốt, cụ thể: Nội dung xác định “Xây dựng các chuẩn mực VH chung và riêng” (ĐTB 2,8; 29,5% đánh giá trung bình và yếu).

Từ kết quả trên cho thấy, ngoài việc chú trong xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng VHHĐ, xây dựng các chuẩn mực, các mối quan hệ hợp tác, hiệu trưởng các trường TH ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cần quan tâm tăng cường các biện pháp “Xây dựng các chuẩn mực VH chung và riêng” để tạo lập các giá trị riêng làm điểm nhấn cho thương hiệu của trường, cụ thể hoá các chuẩn mực giao tiếp và đặc biệt là tăng cường giáo dục VHHĐ cho HS. Có như vậy, hoạt động xây dựng VHHĐ mới đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, hiệu quả và phát triển bền vững hơn.

2.4.3. Thực trạng về tổ chức xây dựng, hình thành các tiêu chí VHHĐ ở các trường tiểu học

Kết quả khảo sát tại Bảng 2.14 cho thấy việc “Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng VHHĐ” là rất cấp thiết. Thành phần Ban chỉ đạo có: HT làm trưởng ban; phó hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn là phó trưởng ban và các tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh là ủy viên và HT phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc thường xuyên là thực sự cần thiết (ĐTB 3,2 đến 3,3; trên 80% ý kiến cho rằng đạt mức tốt và khá). Điều này cho thấy, việc thành lập BCĐ xây dựng VHHĐ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên là rất quan trọng, được các trường TH triển khai đúng hướng, hiệu quả (đạt khá).

Tuy nhiên, việc “Phân quyền quản lý: sắp xếp, bố trí nhân lực, phân công trách nhiệm quản lí, huy động CSVC, tài chính phục vụ thực hiện kế hoạch” bị đánh giá thấp (ĐTB 2,9; có 36,7% đánh giá chỉ đạt ở mức trung bình và yếu). Kết quả này cho thấy CBQL, GV, NV chưa thật hài lòng về việc xác định rõ quyền, trách nhiệm giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHHĐ ở trường TH. Sự phân quyền không tốt có thể tạo ra bị động, thiếu sáng tạo của những người thừa hành; có lẽ đây cũng là điểm thường thấy trong hoạt động của các trường nói chung và ở các

trường TH huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định nói riêng. Đây cũng chính là điểm cần lưu ý để khắc phục trong quản lý nhà trường.

Bảng 2.14. Đánh giá về kết quả tổ chức, xây dựng, hình thành các tiêu chí văn hoá học đường ở các trường tiểu học

TT Nội dung Mức độ đạt được ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Thành lập BCĐ xây dựng VHHĐ của trường TH do HT làm trưởng ban; PHT và Chủ tịch CĐ là phó TB và các tổ trưởng chuyên môn, trưởng ban đại diện CMHS là ủy viên

75 41,7 85 47,2

15 8,3 05 2,8 3,2

2

HT phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.

83 46,1 62 34,4 32 17,8 03 1,7 3,3

3

Phân cấp quản lý: Sắp xếp, bố trí nhân lực, phân công trách nhiệm quản lí; huy động CSVC, tài chính phục vụ thực hiện kế hoạch.

67 37,2 47 26,1 52 28,9 14 7,8 2,9

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường tiểu học

Kết quả khảo sát Bảng 2.15 về chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở trường TH cho thấy các tiêu chí đều được CBQL, GV, NV đánh giá ở mức khá trở lên. Việc “HT trực tiếp tham gia các hoạt động xây dựng VHHĐ để kiểm tra, thúc đẩy và động viên, khích lệ những người/tổ chức thực hiện” được đánh giá cao nhất (ĐTB 2,9; có 63,9% đánh giá ở mức tốt và khá); hoạt động triển khai việc “HT ban hành các quy định, quyết định, văn bản quản lý để đôn đốc mọi thành viên/đoàn thể trong trường thực hiện nhiệm vụ được phân công” đạt ở mức khá (ĐTB 2,8 và trong đó có 39,5% ý kiến cho rằng chỉ đạt ở mức trung bình và yếu), cho thấy việc ban

hành các quy định, quyết định để đôn đốc mọi thành viên trong trường thực hiện nhiệm vụ được phân công vẫn còn nhiều bất cập.

Tuy nhiên nội dung “Tập huấn, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ trong kế hoạch xây dựng VHHĐ tới CBQL, GV, NV” cũng được đánh giá khá (ĐTB 2,7; 48,3% đánh giá đạt mức trung bình và yếu). Điều này thể hiện việc hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch xây dựng VHHĐ tới GV, NV và CMHS ở các trường TH chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, chỉ đạo thực hiện là chức năng quan trọng giúp thúc đẩy sự triển khai đồng bộ, đạt chất lượng và tiến độ theo sự phân công, đã xác định trong kế hoạch XD VHHĐ.

Bảng 2.15. Đánh giá kết quả chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá học đường của hiệu trưởng các trường tiểu học

TT Nội dung Khách thể Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Tập huấn, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ trong kế hoạch xây dựng VHHĐ tới CBQL, GV, NV và CMHS CBQL, GV, NV 46 25,6 47 26,1 72 40,0 15 8,3 2,7 2 HT ban hành các quy định, quyết định, văn bản pháp lý để đôn đốc mọi thành viên/tổ chức trong trường thực hiện nhiệm vụ được phân công CBQL, GV, NV 51 28,3 58 32,2 55 30,6 16 8,9 2,8 3

HT trực tiếp tham gia các hoạt động XD VHHĐ để kiểm tra, thúc đẩy và động viên, khích lệ những người/tổ chức thực hiện CBQL, GV, NV 61 33,9 54 30,0 49 27,2 16 8,9 2,9

Trong chỉ đạo, sự phân công hợp lý, đúng sở trường là rất quan trọng. HT cần bám sát quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch, phải hướng tới đổi mới và phát triển, phải tạo được sự đồng thuận trong Hội đồng sư phạm nhà trường và các lực lượng khác

ngoài nhà trường. HT phải kết hợp giữa mệnh lệnh và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy năng lực và sáng tạo của mỗi thành viên.

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động xây dựng VHHĐ ở các trường tiểu học

Bảng 2.16. Đánh giá về việc kiểm tra, giám sát thực hiện kết quả hoạt động xây dựng văn hoá học đường

TT Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 HT tổ chức xây dựng các tiêu chí để làm thước đo cho việc kiểm tra,

đánh giá. 65 36,2 51 28,3 51 28,3 13 7,2 2,9

2 HT phân công, phân cấp việc kiểm

tra đánh giá cụ thể, đầy đủ. 84 46,7 43 23,9 41 22,8 12 6,6 3,1

3

Xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống, báo cáo từ dưới lên; quy định rõ thời gian báo cáo và trách nhiệm báo cáo

57 31,7 52 28,9 55 30,5 16 8,9 2,8

4

Trong mỗi kỳ kế hoạch (tháng, học kỳ hay năm học) tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá toàn diện kết quả xây dựng VHHĐ

69 38,3 55 30,6 43 23,9 13 7,2 3,0

5

Kiểm tra, giám sát, đánh giá phải được thực hiện theo một định hướng thông suốt, dài hạn.

72 40,0 58 32,2 39 21,7 11 6,1 3,1

6

Kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể hình thành được các yếu tố của VHHĐ và duy trì, phát triển một cách bền vững

101 56,1 45 25,0 29 16,1 05 2,8 3,3

Qua kết quả khảo sát Bảng 2.16 đánh giá về thực trạng về kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở trường TH, cho thấy việc chỉ

đạo thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá học đường ở trường TH còn lỏng lẻo và việc kiểm tra, giám sát, đánh giá cũng không được quan tâm đúng mức.

Các tiêu chí “HT tổ chức xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để làm thước đo cho việc kiểm tra, đánh giá”, “Xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống, báo cáo từ dưới lên; quy định rõ thời gian báo cáo và trách nhiệm báo cáo” được đánh giá thấp (ĐTB 2,8 và 2,9; có trên 35,0% khách thể đánh giá trung bình và yếu). Riêng tiêu chí “HT phân công, phân cấp việc kiểm tra đánh giá cụ thể, đầy đủ”; “Trong mỗi kỳ kế hoạch tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá toàn diện kết quả xây dựng VHHĐ của nhà trường” được đánh giá cao hơn (ĐTB 3,0 đến 3,1); nhưng vẫn có 7,2% CBQL, GV, NV ở các trường còn nhận định công tác quản lý chưa sâu sát, thiếu chặt chẽ.

Tiêu chí “Kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể hình thành được các yếu tố của VHHĐ và duy trì, phát triển một cách bền vững” được chú trọng, có đến 101/180 chiếm 56,1% CBQL, GV, NV có ý kiến đồng tình, chiếm mức trung bình cao nhất 3,3 xếp loại tốt. Điều này cho thấy, CBQL, GV, NV đánh giá cao việc tiến hành thường xuyên, liên tục chức năng này. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng, khích lệ, động viên của người quản lý để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở và duy trì phát triển bền vững công tác VHHĐ.

2.4.6. Thực trạng đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất cho xây dựng VHHĐ chất cho xây dựng VHHĐ

Qua Bảng 2.17. Đánh giá về thực trạng việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất cho xây dựng văn hoá học đường ở các trường TH, tôi nhận thấy nhóm tiêu chí này được CBQL, GV, NV ở các trường TH đánh giá không cao chỉ đạt ĐTB từ 2,9 đến 3,2 xếp loại khá (trong khi vẫn còn trên 28,9% số khách thể đánh giá ở mức trung bình và yếu).

Cụ thể, tiêu chí “Đảm bảo đội ngũ CBQL, GV, NV cho quản lý xây dựng VHHĐ đầy đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu, đảm bảo chất lượng” chỉ đạt ĐTB là 3,2; còn tiêu chí “Đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động: Căn cứ nguồn ngân sách được cấp

hàng năm, cân đối các khoản chi, dành một phần ngân sách chi cho việc sửa chữa CSVC, kinh phí cho việc tổ chức xây dựng VHHĐ” chỉ đạt ĐTB 3,1.

Bảng 2.17. Đánh giá mức độ đảm bảo các điều kiện về

nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất cho xây dựng văn hoá học đường T T Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Đảm bảo đội ngũ CBQL, GV, NV cho quản lý xây dựng VHHĐ đầy đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu, đảm bảo chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)