Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 49 - 52)

1.5.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh

CBQL, GV, NV, CMHS và HS được xem là những người trực tiếp tham gia xây dựng VHHĐ ở trường TH. Vì vậy, họ cần được bồi dưỡng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức về xây dựng VHHĐ; về thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu mong muốn của các cá nhân trong xây dựng VHHĐ của chính trường mình.

CBQL, GV, NV, CMHS vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của xây dựng VHHĐ. Nếu họ không có nhận thức tốt thì ở phía chủ thể, sẽ làm trì trệ các hoạt động do thiếu sự đồng thuận hoặc thiếu động cơ thực hiện; còn ở phía là đối tượng thì việc hình thành các yếu tố văn hoá sẽ rất khó khăn.

1.5.2.2. Năng lực quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng

Trong trường tiểu học, lãnh đạo nhà trường chính là người khơi dậy, dẫn dắt và có trách nhiệm đối với quá trình phát triển VHHĐ nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng trong trường. lãnh đạo là người nêu gương cho toàn thể các thành viên trong nhà trường và cũng là yếu tố làm nên sự thành công đạt mục tiêu xây dựng VHHĐ.

Trong xây dựng VHHĐ, vai trò của lãnh đạo nhà trường phải là người có uy tín, có tâm và đạo đức để vừa thực hiện vai trò của nhà quản lí, vừa thực hiện vai trò của một người lãnh đạo đó là tác động vào suy nghĩ, hành vi của CBQL, GV, NV và HS để họ hoạt động theo những qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong công việc. Như vậy, việc xây dựng VHHĐ ảnh hưởng rất lớn bởi người đứng đầu nhà trường là hiệu trưởng.

1.5.2.3. Phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của giáo viên, nhân viên

Phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của GV, NV quyết định nhận thức và hành động về quá trình xây dựng VHHĐ. GV chính là những người nêu gương đồng thời truyền đạt, dẫn dắt học sinh đến với những quy tắc ứng xử. Cả giáo viên và học sinh đều là người thực hiện và hưởng thụ những văn hóa ứng xử tốt đẹp mang lại. Trong đó chất lượng giáo dục và sự nêu gương của đội ngũ giáo viên có vai trò chi phối, quyết định.

Tiểu kết Chương 1

Xây dựng VHHĐ nói chung và VHHĐ ở trường TH nói riêng, tuy nhiên, ở nước ta VHHĐ mới được chú trọng trong thời gian gần đây, nhưng đến nay hệ thống lý luận khoa học đã được xây dựng đầy đủ và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tốt để các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tế của đơn vị mình.

VHHĐ có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với các trường TH, là yếu tố chiều sâu của thương hiệu nhà trường. VHHĐ gồm hai yếu tố chủ yếu là các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và hệ thống các hành vi, các yếu tố hữu hình của nhà trường. Hai yếu tố đó được mô tả một cách trực quan theo mô hình tảng băng và chúng phải được tập thể CBQL, GV, NV thừa nhận tự nguyện, tạo nên bản sắc văn hóa nhà trường. Quản lý xây dựng VHHĐ ở trường TH là việc HT nhà trường sử dụng các chức năng quản lý của mình để huy động mọi lực lượng, cả trong và ngoài NT nhằm xây dựng, hình thành và phát triển các yếu tố đó.

Nội dung đã được xây dựng của Chương 1 là cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý ở các chương sau.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa học đường ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)