Tổ chức bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập tích cực cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 99 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tổ chức bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập tích cực cho HS

* Mục tiêu của biện pháp

Thúc đẩy, khuyến khích sự phát triển nội lực, tạo điều kiện cho HS phát huy khả năng tƣ duy, sáng tạo, tự chủ và tích cực trong hoạt động học tập, qua đó sẽ kích thích quá trình lĩnh hội tri thức và phát triển trí tuệ của học sinh. Vì vậy bản thân mỗi giáo viên cần hƣớng dẫn cho HS phƣơng pháp học tập tích cực theo đặc trƣng bộ môn, hình thành cho học sinh thái độ, động cơ và ý thức học tập đúng đắn.

* Nội dung của biện pháp

Tập trung xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập. Hƣớng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu ở nhà và ở trƣờng. Bồi dƣỡng năng lực tìm tòi, suy nghĩ, chuẩn bị nội dung hoạt động, nghiên cứu khoa học thông qua nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu liên quan, internet, website nhà trƣờng, nghiên cứu thực tế và các vấn đề đặt ra trong các hoạt động dạy - học tại lớp.

Môi trƣờng học tập là điều kiện quan trọng để học sinh phát triển năng lực tự học và học tập tích cực. Ngoài các hoạt động dạy học tích cực trong lớp, hiệu trƣởng cần quan tâm chỉ đạo tổ chức các câu lạc bộ, hội nghị học tốt, các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa, lập diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập giúp học sinh có môi trƣờng chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình tự học và tham gia các hoạt động học tập tích cực

* Cách thực hiện

Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm hƣớng dẫn phƣơng pháp học tập theo đặc trƣng bộ môn cho học

90

sinh nhƣ cách nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu liên quan đến bài học, tóm tắt vấn đề, chọn lọc nội dung, đặt câu hỏi, lập sơ đồ tƣ duy, ghi chép nội dung nghiên cứu thực tế, hệ thống nội dung ôn tập, kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học...

Quy định GV bộ môn là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong quan hệ tƣơng tác đổi mới dạy và học, trong đó đổi mới phƣơng pháp học tập của học sinh là điều kiện, là động lực trong quan hệ dạy - học để đạt đƣợc mục tiêu dạy học. GV bộ môn có trách nhiệm hƣớng dẫn phƣơng pháp học tập bộ môn mình có hiệu quả nhƣ phƣơng pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, làm việc cá nhân, làm việc nhóm, nghiên cứu...

GV chủ nhiệm có nhiệm vụ hƣớng dẫn, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở việc học tập của HS. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, tạo những tình huống giúp học sinh nêu lên chính kiến của mình, chia sẻ kinh nghiệm học tập cùng bạn bè, tham gia giải quyết vấn đề một cách năng động, linh hoạt và tự tin.

Hiệu trƣởng tăng cƣờng phối kết hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức các hoạt động tập thể đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung về phƣơng pháp học tập tích cực, thu hút nhiều học sinh tham gia.

Phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội là những ngƣời gần gũi với học sinh, khuyến khích, động viên, giúp đỡ học sinh trong học tập. Hiệu trƣởng cần tăng cƣờng thông tin, phối hợp về chủ trƣơng đổi mới PPDH, tạo niềm tin để phụ huynh và cộng đồng xã hội đồng hành với nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)