Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 42 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Những yếu tố khách quan

Chƣơng trình …)

1.5.1.1. Điều kiện dạy học, CSVC.

Điều kiện dạy học, CSVC là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học và là một yếu tố ảnh hƣởng quan trọng tới việc thực hiện đổi mới HĐDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi. Điều kiện dạy học, CSVC là một điều kiện rất quan trọng để đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Điều kiện dạy học, CSVC có vai trò và tầm quan trọng nhƣ các thành tố nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học và môi trƣờng giáo dục.

Phƣơng tiện kỹ thuật và thiết bị thực hành đóng vai “người minh chứng khách quan” những vấn đề lý luận, liên kết lý luận và thực tiễn. Mặt khác đó là phƣơng tiện thực nghiệm, trực quan, thực hành, đồng thời phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động và sáng tạo của ngƣời học và hơn nữa nó góp phần lớn vào việc cải tiến và đổi mới phƣơng pháp giáo dục dạy học.

Điều kiện dạy học, CSVC không những tạo điều kiện đi sâu vào các chủ đề kiến thức đƣợc nghiên cứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tƣợng một cách sinh động, do khả năng sƣ phạm to lớn hỗ trợ cho ngƣời học nhƣ: tăng tốc độ truyền tải thông tin, mà không làm giảm chất lƣợng thông tin, thực hiện các phƣơng pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những

“vùng cộng tác” giữa ngƣời dạy và ngƣời học, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dƣỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn

33

khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến các hình thức lao động sƣ phạm, khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển HĐDH.

1.5.1.2. Nội dung chương trình giáo dục cấp THPT

Nội dung chƣơng trình giáo dục có ảnh hƣởng không nhỏ tới việc thay đổi trong HĐDH.

Chƣơng trình giáo dục cấp THPT hiện nay còn nặng về tính hàn lâm, rƣờm rà, nặng nề, chủ yếu tập trung và việc trang bị kiến thức mà chƣa chú trọng tới việc hình thành và phát triển năng lực của ngƣời học đặc biệt là năng lực thực hành và vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn; năng lực tự học, tự nghiên cứu.

Nội dung chƣơng trình lại ảnh hƣởng tới việc triển khai phƣơng pháp tổ chức các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Phƣơng pháp dạy và học chủ yếu là lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; chƣa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của ngƣời học; chƣa tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học; chƣa ứng dụng nhiều công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và họ và đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học.

1.5.1.3. Cơ chế, chính sách sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo

Nghề giáo là một nghề đòi hỏi rất cao, không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn về đạo đức, tƣ cách, sự đầu tƣ thời gian, công sức. Lao động sƣ phạm là lao động đặc biệt, vừa là lao động khoa học vừa là lao động nghệ thuật.

Thế nhƣng, nhiều năm nay, các nhà giáo phải xoay xở đủ kiểu làm thêm để tăng thu nhập. Do đó, phát huy vai trò của đội ngũ nhà giáo để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam nói chung, đổi mới quản lý dạy học nói riêng đòi hỏi phải thực sự chú trọng giải quyết vấn đề này. Nhà nƣớc và xã hội phải đánh giá đúng và trả công xứng đáng với công sức lao động và những cống hiến của nhà giáo. Phải dựa vào trình độ và hiệu quả

34

công tác của giáo viên, tránh đánh đồng hay cào bằng. Nếu không, mọi đổi mới, cải cách của nền giáo dục sẽ không thể đi đến đâu.

Nghề giáo phải có sức hấp dẫn về nhiều mặt để thu hút đƣợc nhiều học sinh giỏi vào nghề. Cần phải sửa đổi chính sách về tiền lƣơng và phụ cấp, bảo đảm để giáo viên dạy ở trƣờng công lập và gia đình họ có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội. Cần cải thiện điều kiện làm việc để nhà giáo có thể thực hiện các hoạt động giáo dục một cách chuyên nghiệp. Có nhƣ vậy, họ mới có thể có điều kiện để toàn tâm, toàn ý với nghề, yêu ngƣời và càng yêu nghề, chủ động, sáng tạo gắn bó hết mình với công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)