Nội dung quản lý đổi mới PPD Hở trƣờng THPT theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 37 - 42)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý đổi mới PPD Hở trƣờng THPT theo tiếp cận

quản lý sự thay đổi.

Để công tác quản lý đổi mới PPDH ở trƣờng THPT theo tiếp cận quản lý sự thay đổi đạt đƣợc hiệu quả, trƣớc tiên nhà quản lý cần xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn triển khai thực hiện đổi mới PPDH ở trƣờng THPT.

Trong giai đoạn đầu của sự thay đổi thƣờng phải xác định mục tiêu là

“phá vỡ sức ỳ” của GV về đổi mới PPDH. Tiếp theo là làm cho mọi GV, nhân viên hiểu nội dung và mục đích của đổi mới PPDH; sau đó là thống nhất cách làm. Mục tiêu cuối cùng là duy trì đƣợc những mặt tích cực đã đạt đƣợc của việc đối mới PPDH ở trƣờng THPT theo tiếp cận quản lý sự thay đổi và làm cho việc dạy và học tích cực diễn ra thƣờng xuyên.

1.4.2.1. Quản lý khâu “rã băng”

- Rã băng” (unfreeze) trạng thái hiện tại

Đây là giai đoạn đầu tiên. Nó bao gồm việc tạo ra một mức độ bất mãn đối với trạng thái hiện tại, tạo điều kiện cho việc thay đổi sẽ đƣợc triển khai thực hiện trong nhà trƣờng. Trƣớc khi hành vi mới có thể đƣợc áp dụng thành công trong nhà trƣờng thì hành vi cũ phải đƣợc bỏ đi. Thời gian chuyển tiếp là sự thay đổi đang diễn ra, đó là một “chuyến đi” chứ không phải là một “bƣớc”. Các giai đoạn chuyển đổi cần có thời gian vì phần lớn ngƣời ta không thích thay đổi.

- Quản lý khâu “rã băng”:

Ở giai đoạn quản lý khâu “rã băng” này ngƣời Hiệu trƣởng cần phải nhận diện thói quen khó thay đổi hay sức ỳ mà giáo viên, nhân viên mình đang có, đồng thời biết phân tích tâm lý hay nắm bắt nguyện vọng cũng nhƣ những khó khăn của GV trong đơn vị khi thực hiện sự thay đổi để hóa giải

28

chúng khi tiến hành sự thay đổi: sức ỳ và thói quen không phải dễ dàng khắc phục, cần có biện pháp và thời gian.

Vậy ở giai đoạn này, ngƣời Hiệu trƣởng cần làm cho mọi GV hiểu đúng mục đích, nội dung của việc đổi mới PPDH. Trƣớc hết ngƣời Hiệu trƣởng phải nhận diện đƣợc đổi mới PPDH ở trƣờng THPT là một trong những yêu cầu của sự phát triển giáo dục, dƣới sự chỉ đạo của ngành và do chính sự mong muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục của trƣờng đặt ra.

Mục đích của đổi mới PPDH ở trƣờng THPT là để đào tạo ngƣời học có tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm, có năng lực hành động, giải quyết vấn đề, năng lực cộng tác làm việc, có khả năng học tập suốt đời góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội.

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn của bản thân về các PPDH tích cực và yêu cầu đổi mới PPDH trong trƣờng học, ngƣời Hiệu trƣởng phải có trách nhiệm chia sẻ sự hiểu biết này đến toàn thể GV, nhân viên, HS và cha mẹ HS. Bên cạnh đó, ngƣời Hiệu trƣởng cũng cần phải xác định điểm “tối” hay cụ thể hơn là “những cái phải thay đổi”, chỉ cho đƣợc những hạn chế, những khó khăn mà trƣờng mình đang phải đổi mặt khi thực hiện sự thay đổi này. Trong kế hoạch quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trƣờng THPT theo tiếp cận quản lý sự thay đổi, ngƣời Hiệu trƣởng cần lƣu ý “sức ỳ” của nhận thức hay thói quen ngại thay đổi của một số GV, NV và HS. Bên cạnh đó phải phân tích đƣợc thấu đáo tâm lý của GV, HS hay nắm bắt đƣợc các trạng thái tâm lý của họ khi thực hiện đổi mới PPDH để tìm ra những biện pháp thích hợp.

Để thực hiện tốt bƣớc này các nhà trƣờng cần khuyến khích các ý tƣởng đổi mới bằng việc tuyên truyền các thông tin về bối cảnh và học tập kinh nghiệm ở các trƣờng tiên tiến hoặc những điển hình, tổ chức các buổi toạ đàm thƣờng xuyên hơn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH.

29

- Cản trở về cán bộ/nhân lực có khả năng thực hiện đƣợc sự thay đổi. - Thiếu các hệ thống thông tin và nguồn nhân lực cho sự thay đổi. - Thiếu kinh nghiệm/chuyên môn quản lý “cái mới”.

Cuối cùng và rất quan trọng đó là vấn đề thời gian và chi phí cho thực hiện thay đổi: mọi sự thay đổi nghiêm túc luôn luôn là tốn kém. Cần tạo bầu không khí thân thiện cho sự thay đổi diễn ra; tạo niềm tin cho đội ngũ rằng nếu đồng lòng, cùng quyết tâm sẽ thực hiện sự thay đổi cần thiết.

1.4.2.2. Quản lý khâu “thay đổi”

- Chuyển động đến trạng thái mới (Giai đoạn thay đổi)

Giai đoạn thứ hai đòi hỏi phải tổ chức và huy động các nguồn lực cần thiết để mang lại sự thay đổi. Hiệu trƣởng nhà trƣờng quản lý sự thay đổi phải là một ngƣời tạo điều kiện để can thiệp, hƣớng dẫn và kích thích hoạt động của ngƣời khác, đảm bảo rằng sự thay đổi là tốt nhất cho nhà trƣờng và tất cả mọi ngƣời trong đó.

Quản lý khâu “thay đổi”

Quản lý sự thay đổi là một quá trình và nhà quản lý nên thực hiện thay đổi theo các bƣớc: chuẩn bị cho sự thay đổi; lập kế hoạch thay đổi; Tiến hành sự thay đổi và đánh giá thay đổi, duy trì những kết quả đạt đƣợc của sự thay đổi. Thay đổi nói chung và đổi mới PPĐH nói riêng là vấn đề hết sức nhạy cảm, khó khăn, vì vậy trong mỗi bƣớc thực hiện quản lý sự thay đổi, đòi hỏi nhà QLGD phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo. Trong giai đoạn này, ngƣời Hiệu trƣởng cần cung cấp thông tin mới, hành vi mới, cách nghĩ và cách nhìn nhận mới cho GV, NV trong nhà trƣờng. Mặt khác, ngƣời Hiệu trƣởng cần phải giúp các thành viên trong tổ chức học hỏi những kỹ năng, quan niệm mới. Đồng thời, ngƣời Hiệu trƣởng cũng cần phải có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi.

Vì vậy, để tiến hành sự thay đổi trong nhà trƣờng về thực hiện đổi mới PPDH, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần tập trung vào các công việc:

30

+ Trao đổi về chƣơng trình đổi mới PPDH với các GV để GV có thể nắm đƣợc nội dung, phƣơng hƣớng cho sự thay đổi.

+ Phân công đội ngũ GV giảng dạy khoa học, hợp lý.

+ Phân công rõ trách nhiệm, ủy nhiệm quyền hạn cho cá nhân cụ thể để dễ dàng trong việc quản lý thực hiện đổi mới PPDH.

+ Tạo sự cam kết trách nhiệm với GV gắn với nhiệm vụ đƣợc giao để họ có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

+ Tạo điều kiện cho sự thay đổi. Trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH, ngƣời Hiệu trƣởng phải chú trọng tạo điều kiện tốt nhất cho GV cả về thời gian lẫn vật chất (nguồn lực CSVC) để GV yên tâm thực hiện đổi mới PPDH.

- Hạn chế các phản kháng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH (không đƣợc tất cả mọi ngƣời ủng hộ việc đổi mới PPDH, tƣ tƣởng không muốn thay đổi, thỏa mãn với những cái hiện có của đại bộ phận GV, hay do thiếu kiến thức, kỹ năng đổi mới PPDH cũng nhƣ trong quá trình quản lý thực hiện đổi mới PPDH... là những rào cản có thể gặp phải trong quản lý thực hiện đổi mới PPDH cần phải tìm cách để vƣợt qua,...).

1.4.2.3. Quản lý khâu “tái đóng băng”

“Tái đóng băng” (refreeze) trạng thái mới đó.

Và cuối của hành trình chuyển tiếp, đến giai đoạn tiếp theo là tái đóng băng trở lại. Đây là giai đoạn mà nhà trƣờng một lần nữa trở nên ổn định. Giai đoạn này là tín hiệu cho Hiệu trƣởng và những ngƣời cộng sự biết rằng quá trình quản lý sự thay đổi đã đƣợc hoàn tất. Đó là thời gian để điều hành hoạt động trong bối cảnh của một khung văn hóa mới và với các thủ tục, quy trình mới.

Giai đoạn này rất cần thiết bởi vì nếu không có giai đoạn này thì việc đổi mới PPDH ở nhà trƣờng có nguy cơ trở về trạng thái cũ trong khi trạng thái mới sẽ dần bị lãng quên. Trong giai đoạn này, ngƣời Hiệu trƣởng cần có những biện pháp những hành động giúp GV, NV và HS hòa nhập với những

31

hành vi và thái độ mới đƣợc thay đổi và bình thƣờng hóa những hành vi thái độ đó. Đồng thời, ngƣời Hiệu trƣởng cũng nên tăng cƣờng và củng cố sự thay đổi thông qua việc kèm cặp, tƣ vấn giúp cho việc ổn định hóa sự thay đổi.

- Trong giai đoạn này, việc đánh giá đổi mới PPDH ở trƣờng THPT chính là đánh giá về các mặt sau đây:

+ Đánh giá xem việc thay đổi nhận thức của GV về vấn để đổi mới PPDH ở mức nào (số lƣợng và tỷ lệ ngƣời đã thay đổi nhận thức và sẵn sàng đổi mới)

+ Đánh giá về việc thay đổi cách soạn bài và lập kế hoạch lên lớp theo định hƣớng đổi mới PPDH.

+ Đánh giá về cách tổ chức giờ dạy học theo hƣớng tích cực và đánh giá về kết quả lĩnh hội tri thức của HS...

- Kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học là quá trình ngƣời Hiệu trƣởng xem xét thực tiễn để phát hiện, đánh giá thực trạng về đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm:

+ Khuyến khích những nhân tố tích cực nhƣ: Ghi nhận thành công và đánh giá cao những đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên; Chứng minh bằng hành động cụ thể rằng, họ sẽ chỉ hoạt động theo cách làm việc mới; Hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong vai trò mới của họ và tƣởng thƣởng họ cho phù hợp;

+ Khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên phản ánh quan điểm của họ về chƣơng trình thay đổi làm cơ sở để cải tiến trong tƣơng lai;

+ Đƣa ra quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp các bộ phận và các cá nhân đạt đƣợc mục tiêu về đổi mới phƣơng pháp dạy học đã đề ra.

Trong quá trình quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học của nhà trƣờng, nhiệm vụ đảm bảo sự tiếp tục đổi mới PPDH rất quan trọng. Đó là việc ngƣời Hiệu trƣởng và những ngƣời đƣợc phân công phải sát sao theo dõi tiến độ thực hiện, duy trì sự cân bằng trong quá trình đổi mới, xem xét các kết quả

32

thu đƣợc (thành công, thất bại và nguyên nhân của chúng) từ đó có những điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch một cách phù hợp. Đây là một giai đoạn duy trì, củng cố sự thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)