Thực trạng quản lý khâu “thay đổi”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 71 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý khâu “thay đổi”

Tìm hiểu nội dung này tác giả tiến hành xin ý kiến đánh giá của 28 CBQL, TTCM và 42 GV ở các trƣờng THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý khâu “thay đổi”

Stt Nội dung Đánh giá của CBQL, GV ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 01 ND1 29 41.4 34 48.6 7 10.0 0 0.0 3.31 02 ND2 45 64.3 20 28.6 5 7.1 0 0.0 3.57 03 ND3 23 32.9 47 67.1 0 0.0 0 0.0 3.33 04 ND4 11 15.7 36 51.4 22 31.4 1 1.4 2.81 05 ND5 39 55.7 26 37.1 5 7.1 0 0.0 3.49 06 ND6 26 37.1 41 58.6 3 4.3 0 0.0 3.33 07 ND7 31 44.3 28 40.0 11 15.7 0 0.0 3.29 08 ND8 1 1.4 27 38.6 42 60.0 0 0.0 2.41 09 ND9 6 8.6 45 64.3 19 27.1 0 0.0 2.81 10 ND10 38 54.3 22 31.4 10 14.3 0 0.0 3.40 Ghi chú:

NND1: Phổ biến đầy đủ các văn bản quy định hƣớng dẫn đổi mới PPDH. ND2: Tổ chức phân công GV giảng dạy phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn

62

ND3: Chỉ đạo GV đổi mới PP Giáo dục phù hợp với nội dung chƣơng trình. ND4: Huy động tốt các nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH. ND5: Xây dựng thời khóa biểu khoa học.

ND6: Tập huấn nâng cao năng lực cho GV về đổi mới PPDH

ND7: Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn hàng tuần, tháng có nội dung về đổi mới PPDH

ND8: Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giảng dạy theo hƣớng đổi mới PPDH tại các trƣờng tiên tiến điển hình

ND9: Tổ chức báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH cho GV ND10: Tổ chức kiển tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hƣớng mới.

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của GV về thực trạng quản lý khâu “thay đổi”

3.31 3.57 3.33 2.81 3.49 3.33 3.29 2.41 2.81 3.4 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6 ND7 ND8 ND9 ND10 ĐTB

63

Qua kết quả đánh giá của GV kết hợp với những phân tích thể hiện ở Biểu đồ 2.3 cho thấy:

- Hiệu trƣởng các trƣờng đã phổ biến khá đầy đủ các văn bản quy định hƣớng dẫn đổi mới PPDH đến GV (đạt ĐTB là 3.31)

- Với những kế hoạch về công tác đổi mới PPDH đã đƣợc đề ra, Hiệu trƣởng đã có những chỉ đạo cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng GV, nhân viên trong nhà trƣờng, kết hợp với việc ủy nhiệm quyền hạn và cam kết trách nhiệm của từng cá nhân, nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Ở nội dung này kết quả thực hiện tốt (đạt ĐTB là 3.57):

- Chỉ đạo GV đổi mới PP Giáo dục phù hợp với nội dung chƣơng trình: Hiệu trƣởng các trƣờng đã triển khai, hƣớng dẫn các TTCM xây dựng kế hoạch dạy học, thực hiện đổi mới PPDH cụ thể, chi tiết, xác định nhiệm vụ ƣu tiên theo thứ tự, có giao nhiệm vụ cụ thể cho từng GV để thực hiện (đạt ĐTB là 3.33).

- Huy động tốt các nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH: Hiệu trƣởng các trƣờng đã chú trọng đến việc huy động tốt các nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH, tuy nhiên huyện Phù Cát là một huyện có 02 trƣờng THPT ( trƣờng THPT Ngô Lê Tân và THPT số 2 Phù Cát) nằm trên địa bàn thuộc xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển nên công tác huy động tốt các nguồn lực còn hạn chế (đạt ĐTB là 2.81):

- Xây dựng thời khóa biểu khoa học:

Việc lập thời khóa biểu giảng dạy cho GV đƣợc các trƣờng thực hiện tƣơng đối tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy các GV đƣợc hỏi đã đánh giá việc sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy của các trƣờng là khoa học, phân công giảng dạy công khai và phù hợp với điều kiện từng trƣờng. Các trƣờng đã xây dựng, và công khai các tiêu chí làm căn cứ cho việc phân công GV nhƣ:

+ Năng lực chuyên môn điều kiện sức khỏe, gia đình, nguyện vọng cá nhân của GV

64

Theo kết quả điều tra, các GV đƣợc hỏi đều đánh giá việc phân công giảng dạy ở các trƣờng là tốt và rất tốt. GV nhận xét nhà trƣờng đã phân công GV giảng dạy phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn (đạt ĐTB là 3.49)

- Đánh giá của GV về mức độ thực hiện nội dung bồi dƣỡng là khác nhau. Cụ thể nội dung bồi dƣỡng tập huấn nâng cao năng lực cho GV về đổi mới PPDH, tổ chức thao giảng, tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH, tổ chức dự giờ thăm lớp của GV là thƣờng xuyên (đạt ĐTB 3,33).

- Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn hàng tuần, tháng có nội dung về đổi mới PPDH: Đa số các trƣờng thực hiện đổi mới sinh hoạt thƣờng xuyên, theo đúng Nghị quyết Hội nghị viên chức hàng năm, trung bình 02 lần/tháng, đạt hiệu quả tốt (đạt ĐTB 3,29).

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giảng dạy theo hƣớng đổi mới PPDH tại các trƣờng tiên tiến điển hình: có thực hiện song chƣa đƣợc thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao (đạt ĐTB 2.41).

- Tổ chức báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH cho GV: Các trƣờng thực hiện thƣờng xuyên, hoặc định kỳ. Hàng năm các trƣờng đều tổ chức báo cáo tại trƣờng, chấm sáng kiến tại trƣờng và tham dự các cuộc thi sáng kiến cấp tỉnh, trung bình mỗi trƣờng tham gia dự thi cấp tỉnh khoảng từ 8 đến 10 sáng kiến. Kết quả đạt giải trung bình mỗi trƣờng từ 2 đến 3 sáng kiến (đạt ĐTB 2.81).

- Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH. Đánh giá theo hƣớng nào, việc dạy học sẽ theo hƣớng đó. Trong thực tế, ở trƣờng THPT hoạt động kiểm tra cũng đã có tác động nhất định có ảnh hƣởng thúc đẩy sự phát triển giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng. Với các hình thức kiểm tra từ cấp tổ chuyên môn đến cấp quản lý chuyên môn của nhà trƣờng, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, kiểm tra chuyên môn đã có tác động không nhỏ tới quá trình thực hiện đổi mới PPDH

65

kết quả học tập của HS đã phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học của HS. Việc sử lý kết quả kiểm tra để thúc đẩy đổi mới PPDH đƣợc quan tâm. Các mức độ nhận thức đƣợc thể hiện ở đề kiểm tra tƣơng đối rõ ràng, đạt đƣợc mục tiêu định hƣớng phát triển năng lực HS. (đạt ĐTB 3.40).

Thực tế chúng tôi thấy, về mặt chuyên môn vẫn còn nhiều mặt chƣa đồng bộ, nhất là khâu bồi dƣỡng CBQL và GV. Thời gian tiếp xúc với tài liệu, với nội dung bồi dƣỡng là quá ngắn chƣa đủ sức thay thế cho hệ thống PPDH áp đặt trong GV, đặc biệt đối với đội ngũ Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng vốn là ngƣời chỉ đạo, hƣớng dẫn, đánh giá GV thực hiện đổi mới, thì chính họ lại cùng học tập, tiếp xúc tài liệu bồi dƣỡng nhƣ dành cho GV.

Chính vì vậy, CBQL ở trƣờng rơi vào sự lúng túng trong chỉ đạo, chƣa biết bắt đầu từ đâu và làm nhƣ thế nào để hoạt động chỉ đạo giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng có hiệu quả. Ngay trong đội ngũ các nhà quản lý cũng không tránh khỏi tƣ tƣởng trông chờ, chỉ đạo cụ thể của cấp trên, chỉ đạo ra sao? Làm nhƣ thế nào? Vì vậy một số đơn vị chƣa thực sự chủ động trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở cơ sở mình.

Trong kế hoạch các nhà trƣờng cũng đặt ra các vấn đề cần thiết để phục vụ cho chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH nhƣ: Kinh phí đầu tƣ cho CSVC, trang TBDH, xác định nhu cầu đào tạo GV và bồi dƣỡng đội ngũ (theo kế hoạch đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn), còn các yêu cầu khác trong xây dựng mục tiêu đổi mới PPDH nhƣ: Điều kiện làm việc, chế độ chính sách, thu nhập của GV là những vấn đề nằm ngoài khả năng của công tác kế hoạch, đặc biệt là đơn vị trƣờng học.

Nhƣ vậy, trên thực tế cho thấy, hầu hết các nhà trƣờng đều gặp khó khăn khi triển khai đổi mới PPDH, nhƣ: Ngân sách không đáp ứng đủ cho hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, đặc biệt là kinh phí đầu tƣ cho chỉ đạo thực hiện đổi

66

mới PPDH hoặc đội ngũ GV không đồng bộ và chất lƣợng chƣa cao; CSVC, TBDH chƣa đủ để đáp ứng yêu cầu thực hiện để đổi mới PPDH …

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến thực hiện kế hoạch nói chung và quản lý đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Phù Cát nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)