Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý đổi mới PPDH cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 90 - 97)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý đổi mới PPDH cho

CBQL và TTCM

* Mục tiêu của biện pháp

Việc tham mƣu xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH có đạt kết quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ CBQL và TTCM. Cho nên để tạo điều kiện cho CBQL và TTCM có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý hoạt động đổi mới PPDH nói riêng, kế hoạch của nhà trƣờng nói chung cần phải bồi dƣỡng năng lực quản lý cho CBQL và TTCM. Các trƣờng THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cần phải xem đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên và quan trọng bởi CBQL và TTCM chiếm một số lƣợng rất lớn, là lực lƣợng nòng cốt, là ngƣời điều hành trực tiếp công tác chuyên môn trong nhà trƣờng, là ngƣời tƣ vấn cho hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch, điều hành các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng góp phần quyết định việc quản lý đổi mới PPDH và chất lƣợng giáo dục.

Làm tốt công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý đổi mới PPDH cho CBQL và tổ trƣởng chuyên môn là các nhà trƣờng đã triển khai tốt giải

81

pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

* Nội dung của biện pháp

Bồi dƣỡng năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trƣờng, của tổ chuyên môn và bồi dƣỡng năng lực xây dựng kế hoạch quản lý đổi mới PPDH.

Bồi dƣỡng nghiệp vụ tổ chức, điều hành các hoạt động của nhà trƣờng và sinh hoạt tổ chuyên môn nhƣ sinh hoạt chuyên đề, đổi mới PPDH, ngoại khoá, hội thảo, sinh hoạt cụm chuyên môn,...

Bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm tra việc thực hiện quy chế, nền nếp chuyên môn và năng lực kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH.

Bồi dƣỡng công tác chỉ đạo tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, công tác tổ chức các phong trào thi đua...

Các nội dung bồi dƣỡng năng lực quản lý đổi mới PPDH cần đƣợc xây dựng thành các chuyên đề. Từ đó có thể tổ chức hoạt động bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng cho CBQL và TTCM một cách linh hoạt.

* Cách thực hiện

Tạo điều kiện cho CBQL và TTCM tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dƣỡng hoạt động quản lý đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá cho đội ngũ CBQL do Sở GD&ĐT Bình Định tổ chức nhƣ bồi dƣỡng thƣờng xuyên, bồi dƣỡng đổi mới PPDH, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, nghiên cứu khoa học, ...

Về phía nhà trƣờng, hiệu trƣởng cần xây dựng kế hoạch, kiểm tra quy chế chuyên môn và đổi mới PPDH,... Trên cơ sở nội dung kế hoạch bồi dƣỡng, hiệu trƣởng trực tiếp và phân công thêm CBQL triển khai bồi dƣỡng phù hợp với đặc điểm của từng trƣờng THPT.

82

cao trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện đổi mới PPDH của bản thân.

3.2.3. Xây dựng quy chế, quản lý đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.

* Mục tiêu của biện pháp

Để quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn theo quy định của điều lệ trƣờng trung học và theo nhu cầu thực tiễn của các trƣờng THPT, hiệu trƣởng nhà trƣờng cần xây dựng các nội quy và quy chế làm nền tảng cho tổ chuyên môn hoạt động. Nội quy, quy chế hoạt động là cơ sở cho các mối quan hệ trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn, tạo ra hành lang pháp lý giúp hiệu trƣởng chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn và giáo viên, đồng thời là cơ sở để các tổ chuyên môn và giáo viên phát huy tính năng động, tự chủ, sáng tạo của mình.

* Nội dung của biện pháp

Tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần theo đúng kế hoạch chung của nhà trƣờng. Đối với kế hoạch tuần, tổ trƣởng chuyên môn phải nộp cho hiệu trƣởng vào ngày thứ sáu hàng tuần để các bộ phận có liên quan chuẩn bị tạo điều kiện cho giáo viên và các tổ chuyên môn thuận lợi trong giảng dạy và hoạt động.

Tổ chuyên môn phải có đầy đủ hồ sơ, sổ sách nhƣ sổ kế hoạch, sổ biên bản và các giáo viên trong tổ phải có đầy đủ các loại hồ sơ nhƣ giáo án, sổ công tác, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm (nếu cần).

Các hoạt động chuyên môn phải tổ chức theo kế hoạch và chịu sự quản lý của hiệu trƣởng và tổ trƣởng chuyên môn nhƣ thao giảng, dự giờ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nghiên cứu chuyên đề đổi mới phƣơng pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, làm đồ dùng dạy học, sử dụng phòng học bộ môn...

Tổ chuyên môn phải nắm vững cấu trúc chƣơng trình bộ môn, thống nhất phân phối chƣơng trình, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo, hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, các tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy bộ môn.

83

Giáo viên trong tổ chuyên môn phải soạn giáo án đúng phân phối chƣơng trình đã đƣợc hiệu trƣởng phê duyệt, đúng kế hoạch. Trong soạn giảng phải tập trung nghiên cứu đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, lựa chọn nội dung đầu tƣ sâu, lựa chọn PPDH và kỹ thuật dạy học thích hợp, tổ chức hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS.

Định hƣớng việc kiểm tra, đánh gía học sinh cho toàn tổ từ kiểm tra thƣờng xuyên đến kiểm tra định kỳ. Thống nhất nội dung ôn tập kiểm tra 1 tiết, học kỳ, đảm bảo việc cập nhật điểm số đúng, đủ, kịp thời và công bằng

Giáo viên trong các tổ chuyên môn phải lên lớp đúng thời khoá biểu, đúng giờ, giảng dạy đúng nội dung theo kế hoạch.

Việc cập nhật điểm, ghi sổ đầu bài, sổ học bạ phải thực hiện kịp thời, chính xác đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

Quy định về nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng, tham gia các hoạt động xã hội ở địa phƣơng.

Các GV trong tổ chuyên môn phải TX học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ nhau trong chuyên môn.

Quy định về thi đua, khen thƣởng, kỷ luật. Đẩy mạnh các hoạt động thi đua, đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng trong đánh giá, xây dựng những điển hình tiên tiến nhƣ giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng, chiến sĩ thi đua cơ sở, tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động suất sắc.

Nội dung đánh giá giờ dạy cần chú trọng 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và nghệ thuật sƣ phạm của giáo viên. Trong đó cần xác định việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung dạy học, PPDH, kĩ thuật dạy học, tổ chức các hoạt động dạy - học kích thích hứng thú học tập học sinh tham gia giải quyết vấn đề, chú ý các đối tƣợng học sinh, việc sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT theo đặc trƣng bộ môn.

* Cách thực hiện

84

nghiên cứu điều lệ trƣờng THPT, các văn bản pháp quy, thông tƣ hƣớng dẫn của nhà nƣớc, của địa phƣơng về hoạt động của nhà trƣờng, của tổ chuyên môn... qua đó thống nhất về nhận thức và cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định trên trong tất cả các tổ.

Cần quy định các khâu quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH, đó là:

- Thiết kế bài giảng, trên cơ sở phân phối chƣơng trình đã đƣợc tổ chuyên môn thống nhất, hiệu trƣởng đã phê duyệt, giáo viên lựa chọn nội dung trọng tâm trong từng chƣơng, từng bài theo hƣớng tinh giản nội dung dạy học, thiết kế các hoạt động và cần chú ý tập trung các hoạt động của học sinh, thiết bị dạy học nếu có, PPDH và kỹ thuật dạy học thích hợp, nội dung chuẩn bị của học sinh.

- Tổ chức dạy học trên lớp là khâu tiếp theo để thực hiện bản thiết kế đã soạn. Khi tổ chức hoạt động dạy - học cần kích thích học sinh phải động não, thảo luận, phát biểu và thực hành nhiều hơn.

- Cần quy định việc đổi mới PPDH phải đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá. Đề kiểm tra phải thực hiện theo yêu cầu lập ma trận, đảm bảo kiểm tra mặt bằng kiến thức chung và có sự phân hóa các đối tƣợng học sinh. Hình thức kiểm tra có thể tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, tránh sai sót, lệch hƣớng, không đảm bảo cấu trúc và không đảm bảo đánh giá năng lực học tập của học sinh theo quy định.

- Chỉ đạo xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH đảm bảo các yêu cầu mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung dạy học, lựa chọn PPDH phù hợp với đặc trƣng bộ môn, tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh, sử dụng TBDH bộ môn, khả năng chiếm lĩnh tri thức và khả năng vận dụng tri thức giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của HS.

85

- Các trƣờng THPT cần chỉ đạo các tổ chuyên môn vận dụng các tiêu chí đánh giá giờ dạy hiện hành, tiến hành thảo luận, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy theo hƣớng đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Các tiêu chí đánh giá phải hƣớng vào việc lựa chọn nội dung dạy học, thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với đặc trƣng bộ môn. Các trƣờng THPT tiến hành sử dụng các tiêu chí này để đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH.

Bảng 3.1. Phiếu đánh giá và xếp loại giờ dạy

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH

TRƢỜNG:………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY

(Kèm theo Công văn 2214 /SGDĐT-GDTrH ngày 03 /11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định)

Họ và tên giáo viên: ………...Dạy môn: ………. Ngày lên lớp: ………… Buổi………. Tiết: …………. Lớp: ……….. Tên chủ đề/bài học:………... Họ và tên giáo viên cùng dự:………. ………...

Nội

dung Tiêu chí đánh giá

Điểm Tối đa Đánh giá Kế hoạch và tài liệu dạy học (4,0 điểm)

1 Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học đƣợc sử dụng. 1,0 2

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt đƣợc của mỗi nhiệm vụ học tập.

1,0

3 Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu đƣợc sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. 1,0 4 Mức độ hợp lý của phƣơng án kiểm tra, đánh giá

86 Tổ chức hoạt động học cho học sinh (8,0 điểm)

5 Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phƣơng pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. 2,0 6 Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những

khó khăn của học sinh. 2,0

7

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ

và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

2,0

8

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc

tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và

quá trình thảo luận của học sinh. 2,0

Hoạt động của học sinh (8,0 điểm)

9 Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. 2,0 10 Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học

sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. 2,0 11

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình

bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập.

2,0

12 Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 2,0

Tổng điểm 20,0

Xếp loại giờ dạy:... Xếp loại:

1. Loại Giỏi:

a) Điểm tổng cộng đạt từ 18,0 đến 20,0.

b) Các tiêu chí 1, 3, 5, 8, 10, 12 phải đạt điểm tối đa.

2. Loại Khá:

a) Điểm tổng cộng đạt từ 15,0 đến dƣới 18,0. b) Các tiêu chí 1, 5, 8, 10 phải đạt điểm tối đa.

3. Loại Đạt yêu cầu:

a) Điểm tổng cộng từ 12,0 đến dƣới 15,0. b) Các tiêu chí 5, 10 phải đạt 1,5 điểm trở lên.

4. Không đạt yêu cầu: Các trƣờng hợp còn lại.

Phù Cát, ngày...tháng...năm 20...

87

- Việc chấm, trả bài phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng, công khai, sau khi chấm bài có ghi nhận xét để khích lệ học sinh cố gắng vƣơn lên trong học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)