Quản lý đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Quản lý đổi mới PPDH

1.2.4.1. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phƣơng tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra.

Từ đó, có thể hiểu: quản lý đổi mới PPDH là quá trình tác động của hiệu trƣởng có mục đích, có tổ chức đến toàn bộ con ngƣời, tổ chức và các điều kiện vật chất của nhà trƣờng nhằm làm cho hoạt động đổi mới PPDH đạt đƣợc mục tiêu chung đã đề ra.

Quản lý đổi mới PPDH đƣợc thực hiện hợp quy luật theo 4 chức năng của chu trình quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá) với chủ thể quản lý là hiệu trƣởng, khách thể quản lý là tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, các tổ chức và đoàn thể trong trƣờng và các điều kiện phục vụ đổi mới PPDH.

1.2.4.2. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông

Quản lý đổi mới PPDH ở trƣờng THPT là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của hiệu trƣởng đến toàn bộ con ngƣời, tổ chức và các điều kiện vật chất của nhà trƣờng nhằm làm cho hoạt động đổi mới PPDH đạt đƣợc mục tiêu chung đã đề ra. Quản lý đổi mới PPDH đƣợc thực hiện theo 4 chức năng của chu trình quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá) với chủ thể quản lý là hiệu trƣởng, khách thể quản lý là TCM, GV, nhân viên, các tổ chức và đoàn thể trong trƣờng và các điều kiện phục vụ đổi mới PPDH.

19

Từ thay đổi cách tiếp cận các thành tố của QTDH, đòi hỏi công tác quản lý đổi mới PPDH cũng phải thay đổi theo: Chuyển từ chỗ thực hiện kiểu quản lý bao cấp (cả tƣ duy lẫn hành động), áp đặt mệnh lệnh; thực hiện rập khuôn, máy móc theo quy định của cấp trên, hạn chế khả năng sáng tạo của GV và HS, thiếu tính tự chủ, chƣa đáp ứng tính phù hợp vùng miền => Đổi mới theo định hƣớng dân chủ hóa, phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, đề cao tính giải trình, trách nhiệm để phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp thực tế của các nhà trƣờng; Từng bƣớc bồi dƣỡng nâng cao năng lực; Đảm bảo chức năng giám sát, kiểm tra của các cấp quản lý và xã hội, dân chủ công khai.

Sơ đồ 1.1. Thay đổi cách tiếp cận quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)