Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Phù Cát, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 51 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Phù Cát, tỉnh

ĐÀO TẠO CỦA HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Bình Định

2.2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư

Phù Cát là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nằm trên tọa độ 13054’ – 14032’ vĩ Bắc và 108055’ – 109005’ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Phù Mỹ và Hoài Ân. Phía Nam giáp thị xã An Nhơn, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh và Tây Sơn. Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 35 km và chếch về phía Đông Nam giáp huyện Tuy Phƣớc và thành phố Quy Nhơn. Theo thống kê, huyện Phù Cát có diện tích là 679 Km2, dân số đạt 205,200 nghìn ngƣời, mật độ dân số trung bình đạt 302 ngƣời/Km2

...

Hiện nay, trên địa bàn huyện có các dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là ngƣời Kinh và một số ít là ngƣời Bana gồm 26 hộ, 91 nhân khẩu nằm rải rác tại các xã Cát Sơn, Cát Lâm.

Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã là Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Thắng, Cát Hƣng, Cát Nhơn, Cát Tƣờng, Cát Trinh, Cát Tân và 01 thị trấn là Thị trấn Ngô Mây. Dƣới xã - thị trấn đƣợc phân chia thành 117 thôn và khu phố.

42

lúa nƣớc, tập trung ở các xã ven sông Côn và sông La Tinh nhƣ xã Cát Tân, Cát Tƣờng, Cát Nhơn, Cát Trinh, Cát Hanh, Cát Thắng, vùng núi thấp – gò đồi trồng các loại cây trồng cạn, cây lâm nghiệp gồm các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Tài, Cát Hƣng ngoài ra còn có các vùng đầm, bãi ngang ven biển thuộc các xã Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Chánh, Cát Tiến.

2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020, năm tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và nhiều sự kiện chính trị quan trọng khác. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Ngay từ đầu năm, dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, tuy chƣa xảy ra trên địa bàn huyện Phù Cát, nhƣng do phải áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa nên ảnh hƣởng lớn đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch,... Tuy nhiên với sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và ngƣời dân, huyện Phù Cát tạo dấu ấn tăng trƣởng ở mức 11,52%, bức tranh kinh tế trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc. Trong năm tăng trƣởng kinh tế, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện tăng 7,39%, sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 14,56%, thƣơng mại - dịch vụ tăng 13,02%. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc vƣợt mốc 1.249,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời ở mức 47 triệu đồng/ngƣời. Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhƣng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự chung sức đồng lòng của nhân dân, bức tranh kinh tế trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, thu nhập bình quân đầu ngƣời tiếp tục tăng cao. Đây chính là cơ sở để Phù Cát đột phá đi lên trong thời gian tới.

Điểm sáng rõ nhất ở Phù Cát là đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ thông

43

thoáng, để thu hút doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vào hoạt động, đến nay huyện đã hình thành 12 cụm, điểm công nghiệp, thu hút các ngành nghề chủ lực nhƣ: Dệt may, đồ gỗ xuất khẩu, cơ khí chế tạo máy, vật liệu xây dựng, đá xuất khẩu… Trong đó, Cụm công nghiệp Gò Mít rộng 13,4 ha, thu hút 22 cơ sở, doanh nghiệp; Cụm công nghiệp Cát Nhơn 60,24 ha, thu hút 9 doanh nghiệp,...

Hầu hết DN đều đƣợc chính quyền địa phƣơng hỗ trợ, tạo điều kiện về thủ tục đầu tƣ, tạo môi trƣờng sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Nhiều nhà đầu tƣ đến Phù Cát đều có chung nhận định, môi trƣờng đầu tƣ ở đây đƣợc cải thiện rất nhiều.

Với quyết tâm cao trong thực hiện đạt và vƣợt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2021, huyện Phù Cát xác định mục tiêu tổng quát: Huy động và phân bổ các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển có trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy phát triển nhanh KT-XH đi đôi với nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tạo ra những chuyển biến mới, bền vững về mặt xã hội. Trong đó, hƣớng phát triển kinh tế chú trọng khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tạo chuyển biến toàn diện về KT-XH.

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, UBND huyện Phù Cát đã tổ chức Lễ công bố xã Cát Tiến là đô thị loại V theo quyết định của UBND tỉnh Bình Định. Theo đó, khu vực trung tâm đô thị Cát Tiến với tổng diện tích quy hoạch 230ha đƣợc xác định là khu Đô thị - dịch vụ - du lịch, có tầm quan trọng trong Khu Kinh tế Nhơn Hội; là xã kinh tế trọng điểm phía Đông Nam huyện Phù Cát. Đặc biệt, tỉnh đang đầu tƣ nâng cấp, mở rộng tuyến đƣờng ven biển từ Cát Tiến đến thí trấn Tam Quan, sẽ mở ra cơ hội mới trong phát triển KT – XH của huyện thời gian đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)