Phƣơng pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trƣờng THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

- Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trƣờng THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định về đổi mới PPDH và năng lực quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh ở các trƣờng THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến quản lý đổi mới PPDH, cụ thể: + Xem sổ Gọi tên ghi điểm về điểm kiểm tra của học sinh.

39

+ Xem sổ đầu bài về nhận xét các tiết học của học sinh.

+ Xem hồ sơ phòng học bộ môn về việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học.

+ Xem bảng thống kê điểm kiểm tra học kì và trung bình môn học của học sinh (trong báo cáo sơ kết và tổng kết).

+ Các phiếu dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên. - Xử lý kết quả khảo sát

Sử dụng phƣơng pháp toán thống kê để phân tích và tổng hợp số liệu thu đƣợc từ các phiếu trả lời thu về hợp lệ.

Nhận, kiểm tra phiếu khảo sát có hợp lệ hay không, phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu chỉ trả lời một phƣơng án khảo sát. Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tƣợng khảo sát, nhập vào bảng tính excel, thống kê số lƣợng trả lời từng phƣơng án theo từng câu theo từng đối tƣợng khảo sát, cuối cùng sử dụng công thức tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm nhƣ sau:

Khảo sát về các mức độ phù hợp/ tốt/ ảnh hƣởng, hoàn toàn đồng ý,... trong luận văn quy định điểm nhƣ sau:

- Điểm 4: Rất trƣờng xuyên/ Rất phù hợp/ Tốt/ Hoàn toàn đồng ý/ Rất cấp thiết.

- Điểm 3: Thƣờng xuyên/ Phù hợp/ Khá/ Đồng ý/ Cấp thiết.

- Điểm 2: Không thƣờng xuyên/ Ít phù hợp / TB/ Đồng ý một phần/ Phân vân.

- Điểm 1: Không thực hiện/ Không phù hợp/ Yếu/ Không đồng ý/ Không cấp thiết.

Tính điểm theo mỗi mức độ:

Xử lý số liệu bằng công thức tính giá trị trung bình: X =     n i i n i i f x f i 1 1 ;

40 Trong đó:

X: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

fi: Số ngƣời tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số ngƣời tham gia đánh giá

Các nhận định mức độ đƣợc xác định nhƣ sau: - Loại Tốt: 3,26 X 4,0

- Loại Khá: 2,6 X  3,25;

- Loại Trung bình: 1,75  X  2,59; - Loại Yếu: 1,0 X  1,74.

Trên cơ sở các kết quả thống kê từ các bộ phiếu khảo sát và các ý kiến ghi nhận qua các cuộc trao đổi, phỏng vấn CBQL, TTCM, GV và học sinh khối 10, 11 và 12 ở các trƣờng THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, chúng tôi tổng hợp kết quả theo từng nội dung, lập thành các bảng kết quả và có nhận định về thực trạng hoạt động quản lý đổi mới PPDH. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất đƣợc những biện pháp quản lý mang tính cấp thiết và tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý đổi mới PPDH ở các trƣờng THPT huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)