B. NỘI DUNG
1.2.5. Hoạt động trải nghiệm
Theo quan điểm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì HĐTN là hoạt động ngoại khóa thực hiện ngoài giờ lên lớp, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy và học. HĐTN về cơ bản mang tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.
Theo tác giả Lê Huy Hoàng: HĐTN là hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ cho và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục.[17]
17
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb (1984) để tìm hiểu về HĐTN. Theo tác giả, để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm. HĐTN là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hoá thành năng lực.[24]
Hoạt động trải nghiệm bản chất là hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục; thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách... Nhà giáo dục không tổ chức, không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.
Theo nhóm biên soạn tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các HĐTN trong trường trung học của Bộ GD&ĐT thì : HĐTN là hoạt động giáo dục,
18
trong đó từng cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức phẩm chất nhân cách, các năng lực..., từ đó tích lũy những kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Hoạt động trải nghiệm giúp cho HS hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.
1.2.6. Quản lý hoạt động trải nghiệm
Từ khái niệm quản lý và khái niệm HĐTN ở trên có thể hiểu quản lý HĐTN là quá trình lập kế hoạch tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện HĐTN trong nhà trường, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện nhân cách cho người học. Cụ thể là quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, quản lí phương pháp và các hình thức tổ chức HĐTN, tạo điều kiện về nguồn lực (con người, kinh phí, thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất…) để thực hiện các hoạt động này. Trọng tâm của quản lý HĐTN là quản lí chất lượng các hoạt động này.
Hay nói cách khác quản lý HĐTT cho HS là quá trình tác động của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể GV, nhân viên, HS và các lực lượng giáo dục khác, để tiến hành tổ chức các HĐTN theo mục tiêu, nội dung, chương trình qui định, bằng phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục.
Trong luận văn này, tác giả đề cập đến nội dung Quản lý HĐTN là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến tập thể GV, nhân viên, HS và các lực lượng giáo dục khác để tiến hành tổ chức các HĐTN theo mục tiêu, nội dung, chương trình quy định bằng phương pháp, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường … để đạt được mục tiêu giáo dục.
19