Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 107 - 113)

B. NỘI DUNG

3.4.5. Kết quả khảo sát

Sau khi thu thập, xử lý ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN cho HS THCS, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp

TT Các biện pháp QL Mức độ cần thiết(%) Mức độ khả thi(%) RCT CT KCTRKT KT KKT 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng GD về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho HS

85.5 14.4 0.0 83.3 16.7 0.0

2

Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực

64.4 35.6 0.0 58.9 41.1 0.0

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CB, GV để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS đạt hiệu quả

97

4 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà

trường tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm 62.2 37.8 0.0 52.2 47.8 0.0

5 Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực

hiện hoạt động trải nghiệm 57.8 42.2 0.0 53.3 46.7 0.0

6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ

chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh 64.4 35.6 0.0 70.0 30.0 0.0

Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết các biện pháp

Nhận xét: Qua kết quả bảng số liệu bảng 3.1, chúng ta có thể thấy:

* Về mức độ cần thiết: Cả 06 biện pháp đều được 100% các đối tượng khảo sát đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, không có biện pháp nào đánh giá là không cần thiết. Tuy nhiên, mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất là không đồng đều. Các biện pháp:“Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng GD về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho HS” được các nhà quản lí và giáo viên quan tâm ở mức độ rất cần thiết cao (85.5%) vì khi có nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN thì CB, GV mới có quan tâm, đầu tư tổ chức hoạt động đúng quy trình, có chất lượng. Ngoài ra 83.3 % CB, GV được hỏi cho ý kiến rằng “Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CB, GV để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS đạt hiệu quả” là yêu cầu rất quan trọng vì đều có chung quan điểm là nếu không có một đội ngũ CB, GV có năng lực và

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 BIỆN PHÁP 1 BIỆN PHÁP 2 BIỆN PHÁP 3 BIỆN PHÁP 4 BIỆN PHÁP 5 BIỆN PHÁP 6 RẤT CẦN THIẾT CẦN THIẾT KHÔNG CẦN THIẾT

98

nghiệp vụ tổ chức HĐTN thì khó tổ chức các hoạt động một cách bài bản, chất lượng. Các biện pháp còn lại: Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực; Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm; Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, được đánh giá rất cần thiết trên 60%, cần thiết trên 35%. Biện pháp “Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện hoạt động trải nghiệm” được đánh giá mức độ rất cần thiết thấp nhất (rất cần thiết 57.8%, cần thiết 42.2%), do nhận định chung hiện nay tình hình CSVC, kinh phí đầu tư cho nhà trường còn nhiều khó khăn, trong đó có HĐTN.

Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi các biện pháp

* Về mức độ khả thi: Các biện pháp đưa ra đều được đánh giá là khả thi. Trong đó biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng GD về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho HS được cho là khả thi nhất(rất khả thi 83.3%, khả thi 16.7%), biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CB, GV để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS đạt hiệu quả(rất khả thi 80.0%, khả thi 20.0%). Tuy nhiên vẫn có khách thể cho rằng một số biện pháp tính khả thi chưa cao, ví dụ như: Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực(rất khả thi 58.9%, khả thi 41.1%); Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện hoạt động trải

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 BIỆN PHÁP 1 BIỆN PHÁP 2 BIỆN PHÁP 3 BIỆN PHÁP 4 BIỆN PHÁP 5 BIỆN PHÁP 6 RẤT CẦN THIẾT CẦN THIẾT KHÔNG CẦN THIẾT

99

nghiệm(rất khả thi 53.3%, khả thi 46.7%); Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm(rất khả thi 52.2%, khả thi 47.8%). Điều đó đòi hỏi nhà trường cần phải làm thật tốt biện pháp 1, bởi có nhận thức đúng, nắm vững mục tiêu, nội dung, quy trình và hình thức tổ chức thì mới dẫn tới hành động đúng và khi các lực lượng gia đình, xã hội chủ động tích cực trong việc phối kết hợp với nhà trường thì HĐTN sẽ đạt được hiệu quả cao. Mặt khác nhà trường cũng cần xây dựng hệ thống tiêu chí, các công cụ đánh giá và các thang đo phù hợp để đánh giá kết quả của HĐTN, vì biện pháp tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh đạt(rất khả thi 70.0%, khả thi 30.0%).

Tóm lại từ kết quả khảo sát có thể rút ra kết luận như sau: sáu biện pháp đều được nhận định là có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau cũng như sự đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi cho thấy cả sáu biện pháp có 100% ý kiến cho là cần thiết và rất cần thiết, khả thi và rất khả thi, không có biện pháp nào được đánh giá rất cần thiết nhưng không khả thi. Điều này chứng tỏ các biện pháp đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý HĐTN ở nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng GD về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho HS” vẫn là biện pháp then chốt để tác động mạnh mẽ trong mối quan hệ tuần hoàn giữa các biện pháp còn lại. Khi triển khai thực hiện các biện pháp phải nghiêm túc, đồng bộ và triệt để, có như vậy mới nâng cao được tính khả thi của các biện pháp. Người quản lý cần thực hiện đồng bộ, nhưng linh hoạt, có sự phối kết hợp hợp lý nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng, cũng như tạo được hiệu quả theo kế hoạch đề ra khi tổ chức HĐTN cho học sinh.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này chúng tôi đã đề xuất, xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý HĐTN cho học sinh trên cơ sở các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu; nguyên tắc đảm bảo tính khoa học; nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi; nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất; nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.

100

Với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay, việc tổ chức các HĐTN cho HS trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Để thực hiện tốt và phát huy hiệu quả của hoạt động này, Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đến các biện pháp mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau, biện pháp này tạo cơ sở và tiền đề cho biện pháp kia, mỗi biện pháp đều có vai trò tác động khác nhau đến công tác quản lý HĐTN trong nhà trường. Các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng HĐTN.

Căn cứ cơ sở khoa học của việc xác định các biện pháp và những nguyên tắc đã nêu, đề tài đề xuất sáu biện pháp quản lý HĐTN cho học sinh các trường THCS thuộc huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng GD về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho HS

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực

Biện pháp 3: Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CB, GV để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS đạt hiệu quả

Biện pháp 4: Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện hoạt động trải nghiệm

Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau và đã được kiểm chứng qua khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi. Đây là điều kiện thuận lợi để các CBQL, GV quan tâm áp dụng các biện pháp vào thực tiễn trong công tác quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện HĐTN ở nhà trường. Tuy nhiên, do điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý HĐTN ở từng trường THCS có những điểm khác nhau, nên khi vận dụng các biện pháp các nhà quản lí cần linh hoạt và sáng tạo nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

101

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

- HĐTN là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường THCS, là con đường quan trọng để hình thành các phẩm chất và năng lực thực tiễn cho HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng với việc xây dựng con người mới phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Đây là hoạt động gắn kết nhà trường với cuộc sống xã hội, hướng cho HS tạo lập năng lực thích ứng cao, hình thành kỹ năng sống, phát triển năng lực bản thân, rèn luyện kỹ năng mềm trong xử lý tình huống để chuẩn bị bước vào cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi.

- HĐTN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới giáo dục, đào tạo nên những con người đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức, bổ trợ cho hoạt động dạy trên lớp, giúp HS mở rộng kiến thức, tạo điều kiện phát huy tính tích cực chủ động của HS, tạo cơ hội phát triển các kĩ năng và năng lực thực tiễn cho HS, giúp các nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu HS, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục của nhà trường với thực tiễn xã hội.

1.2. Về thực tiễn

Tác giả luận văn đã xác định các khái niệmchủ yếu của đề tài, đặc biệt là khái niệm quản lý HĐTN cho HS THCS, thiết lập khung lý luận về HĐTN cho HS THCS và quản lý HĐTN cho HS THCS; đồng thời xem xét các yếu tốt ảnh hưởng đến quản lý HĐTN cho HS THCS.

Trên cơ sở lý luận đã xác lập, tác giả luận văn đã khảo sát thực trạng HĐTN và quản lý HĐTN ở trường THCS, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Rút ra những nhận định về những ưu điểm, những tồn tại hạn chế, làm căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn hoạt động này. Các biện pháp đề xuất, bao gồm:

102

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực

Biện pháp 3: Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CB, GV để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS đạt hiệu quả

Biện pháp 4: Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm

Biện pháp 5: Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện hoạt động trải nghiệm

Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Các biện pháp có mối quan hệ qua lại với nhau và đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi. Kết quả khảo nghiệm cho thấy 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng ở các trường tùy điều kiện thực tế nhà trường và địa phương.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)