Thực trạng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 60 - 62)

B. NỘI DUNG

2.3.2. Thực trạng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung

học cơ sở

Để tổ chức bất kỳ hoạt động nào điều đầu tiên cần phải xác định được mục tiêu của hoạt động đó là gì? Vì vậy, nhận thức và xác định được mục tiêu hoạt động trải nghiệm là rất thiết yếu đối với người CBQL, GV, giúp thực hiện tốt các chức năng quản lý, đảm bảo hoạt động luôn đi đúng hướng.

Đề tài đã tiến hành khảo sát bằng phiếu với 90 CB,GV liên quan trực tiếp tới HĐTN ở các trường THCS huyện Vị Thủy và thu được kết quả sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu hoạt động trải nghiệm trường THCS TT Mục tiêu Ý kiến đánh giá Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL % SL % SL % 1

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp…

62 68.9 28 31.1 00 0.0

2

Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước

68 75.6 22 24.4 00 0.0

3

Giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng sống cơ bản, thói quen tích cực, nền nếp học tập, hành vi ứng xử văn hoá

58 65.6 32 34.4 00 0.0

4

Phát triển phẩm chất trách nhiệm, năng lực của cá nhân; hình thành các giá trị của cá

50

Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu hoạt động trải nghiệm trường THCS

Số liệu bảng 2.4 cho thấy kết qua khảo sát 90 CB, GV thì có trên 65% ý kiến đánh giá đồng ý với mục tiêu của HĐTN trong nhà trường hiện nay. Song, bên cạnh đó vẫn còn những ý kiến tỏ ra còn rất băn khoăn liệu mục tiêu HĐTN có thực sự mang lại những hiệu quả thực tế cho HS không? Có 31.1% ý kiến còn phân vân về HĐTN giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp…Các ý kiến cho rằng trên thực tế để đạt được mục tiêu này là rất khó; 24.4% ý kiến còn phân vân về mục tiêu HĐTN giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước; 35.6% ý kiến phân vân về mục tiêu HĐTN giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng sống cơ bản, thói quen tích cực, nền nếp học tập, hành vi ứng xử văn hoá và 36.7% phân vân về mục tiêu HĐTN giúp phát triển phẩm chất trách nhiệm, năng lực của cá nhân; hình thành các giá trị của cá nhân; tham gia tích cực các hoạt động phục vụ cộng đồng phù hợp với lứa tuổi…

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3 Mục tiêu 4

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

51

Do vậy, nhà trường cần phải tổ chức đa dạng các hoạt động với nội dung phong phú và có chiều sâu hơn nữa, cùng với việc tuyên truyền để các lực lượng tham gia nhận thức được vị trí, vai trò, tác dụng cũng như xác định rõ mục tiêu hoạt động trải nghiệm.

Kinh nghiệm bản thân cho thấy, đặc biệt đối với CBQL thì việc nhận thức về mục tiêu giáo dục là rất quan trọng nó có tác động ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động giáo dục trong trường. Đây là hoạt động không thể thiếu trong nhà trường. Tỉ lệ đồng ý của CB, GV ở mức trên 63%, đòi hỏi cần phải nhận thức cao hơn nữa vì đây là lực lượng trực tiếp tham gia vào các công việc từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động. Qua phỏng vấn đề tài còn nhận được một số ý kiến rất phân vân cho rằng việc học tập văn hóa trên lớp là quan trọng hơn cả; Thực tế cho thấy giáo dục nước ta nói chung từ nhiều năm nay nặng về truyền thụ kiến thức, học để thi cử đã ảnh hưởng tới suy nghĩ đặt nặng vấn đề lĩnh hội kiến thức là quan trọng hàng đầu đối với HS, còn các hoạt động giáo dục khác đều chưa được coi trọng.

Nhà trường cần phải có những biện pháp nâng cao nhận thức về HĐTN từ CBQL, GV và HS. Cần phải hiểu trong chương trình giáo dục phổ thông, Song song với việc học tập môn học trên lớp là các hoạt động giáo dục rất cần thiết cho việc rèn luyện kỹ năng, năng lực, phẩm chất HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)