Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sin hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 88 - 96)

B. NỘI DUNG

3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sin hở

trường trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch HĐTN giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.

Xây dựng kế hoạch HĐTN cho HS đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, có tính khả thi nhằm định hướng tốt cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả, tạo tính chủ động trong phân phối sử dụng nguồn lực, phối hợp triển khai và đánh giá việc thực hiện các HĐTN cho HS. Đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng của các hoạt động, tạo môi trường trải nghiệm cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Khi xây dựng kế hoạch, nội dung phải mang tính tầm nhìn, gắn với mục tiêu giáo dục của ngành phát động, mục tiêu giáo dục của nhà trường, bám sát chủ đề năm học và chủ điểm tháng, đặc điểm tình hình trường, thời điểm thực hiện nội dung kế hoạch phải phù hợp với việc thực hiện kế hoạch lên lớp và tránh dồn dập hoặc rời rạc, phải có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trên lớp. Chọn nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh, hình thức hoạt động càng phong phú, mang tính trải nghiệm, sáng tạo thì càng thu hút và kích thích tính

78

Khi xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS Hiệu trưởng cần xác định rõ các vấn đề sau:

- Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt được của kế hoạch hoạt động, tức là cần đưa ra mục tiêu, yêu cầu cần đạt được để trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch luôn hướng tới mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra.

- Xây dựng nội dung, chương trình hành động, các bước tiến hành cụ thể, các biện pháp chính để tổ chức thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó phải phân bổ thời gian theo tuần, tháng quá trình thực hiện công việc.

- Xác định rõ nội dung HĐTN phù hợp với điều kiện nhà trường: Nội dung củng cố, mở rộng, vận dụng, phát triển kiến thức kỹ năng đã học; nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phẩm chất người lao động...

- Xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động, quy mô của hoạt động, cách thức tiến hành, các lực lượng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lượng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt được và các tiêu chí đánh giá.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Phân công rõ trách nhiệm quản lý từng mặt cho Đoàn, Đội, GVBM, GVCN. Phân công trách nhiệm cho CB, GV trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch HĐTN. Hiệu trưởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN của đoàn thể, của GV trong trường.

Để kế hoạch HĐTN mang tính khả thi và có những điều kiện tốt để thực hiện có hiệu quả cần các biện pháp sau:

- Tổ chức nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo cấp trên về HĐTN, bám sát khung chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT để xác định các nội dung HĐTN và phân phối nguồn lực cho từng hoạt động.

- Huy động nhiều lực lượng tham gia vào xây dựng kế hoạch, bản kế hoạch cần được đưa ra bàn bạc thống nhất trong Ban chỉ đạo rồi triển khai trong Hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm học nhằm thống nhất nội dung hoạt động, bàn biện

79

pháp thực hiện, từng bộ phận có kế hoạch chuẩn bị nội dung: Làm gì? Đối tượng? Thời gian thực hiện? Phân công các bộ phận tổ chức thực hiện? Biện pháp, cách thức thực hiện ? Kinh phí bao nhiêu?

- Chỉ đạo TPT đội, GVCN căn cứ vào kế hoạch HĐTN của nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện trong trường, trong lớp…sau khi được hiệu trưởng phê duyệt.

- Tiến hành xây dựng kế hoạch HĐTN theo đúng qui trình cơ bản như sau: + Phân tích rõ bối cảnh nhà trường trong năm học, sử dụng công cụ phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc tổ chức thực hiện các HĐTN cho HS; phát triển các yếu tố cơ sở: Các yếu tố cơ sở cho việc lập kế hoạch là các dự báo, các chính sách cơ bản, các kế hoạch hiện thực của cơ sở giáo dục. Phát triển các yếu tố cơ sở là xây dựng các điều kiện cần thiết phục vụ việc lập kế hoạch HĐTN ở mỗi cấp, mỗi bộ phận đảm bảo tính kế thừa và phát triển giữa cấp trên và cấp liền kề, cân nhắc và đi đến thống nhất hệ thống các yếu tố cơ sở phục vụ quá trình thực thi kế hoạch giáo dục.

+ Xây dựng các mục tiêu: Xác định các mục tiêu đảm bảo nguyên tắc SMART (cụ thể rõ ràng, đo lường được, có tính thực tiễn, có thể thực hiện được và hạn định về thời gian); chú trọng và ưu tiên các nội dung, chương trình HĐTN cho HS gắn với đặc trưng vùng miền, nhu cầu số đông.

+ Xác định các phương án để lựa chọn: Tìm ra tất cả các phương án có triển vọng nhất, phù hợp năng lực thực hiện HĐTN của từng bộ phận, cá nhân, của mỗi trường để lựa chọn đưa vào thực hiện. Ví dụ đối với các trường nằm trên tuyến quốc lộ tổ chức nhiều các chuyên đề ngoại khóa về an toàn giao thông cho học sinh tham gia…

+ Đánh giá các phương án: Định lượng các phương án trên cơ sở quy chiếu với các yếu tố cơ sở và các mục tiêu, phân tích điểm yếu và điểm mạnh của từng phương án để thấy rõ giá trị tác động của nó đến hiệu quả HĐTN mà kế hoạch đang hướng đến. + Lựa chọn phương án hợp lý: Ra quyết định lựa chọn các phương án khả thi và hiệu quả; Đảm bảo các kế hoạch dự phòng: Dự trù hướng giải quyết khi gặp phải các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức các HĐTN có tác động đến việc thành

80

+ Lượng hóa các kế hoạch: Các yếu tố cơ sở và mục tiêu (nội dung, chương trình, tài lực, vật lực, thời lượng,...) của kế hoạch được định lượng cụ thể và rõ ràng, đảm bảo phù hợp với năng lực thực tế của nhà trường và từng bộ phận tổ chức thực hiện kế hoạch.

+ Thẩm định kế hoạch: Các kế hoạch được thông qua trong hội nghị công chức, viên chức đầu năm học để hội nghị thảo luận, tìm ra giải pháp tối ưu nhất rồi điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu.

+ Ban hành quyết định về kế hoạch: Lãnh đạo trường ban hành quyết định về kế hoạch HĐTN của toàn trường sau khi đã điều chỉnh; Phổ biến quán triệt kế hoạch đến các bên liên quan.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Các nhà trường phải có đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp về tổ chức HĐTN cho HS. Trên cơ sở đó đòi hỏi hệu trưởng và giáo viên phải có kỹ năng lập kế hoạch tổ chức HĐTN cho học sinh.

- Hiệu trưởng phải có năng lực tập hợp và huy động các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động. Phát huy tính đa năng lực của các thành viên trong nhà trường. Cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài nhà trường.

- Phải có sự chỉ đạo nhất quán từ hiệu trưởng nhà trường đến các tổ chức và cá nhân trong nhà trường; phải giao việc và phân trách nhiệm rõ ràng; phải phối hợp tốt giữa các lực lượng trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN; trong quá trình thực hiện phải có những thay đổi cần thiết sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.

- Khi xây dựng chương trình cần dự trù kinh phí cũng như những điều kiện khác khi tổ chức hoạt động, dự kiến thời gian tổ chức cho phù hợp.

3.2.3. Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, giáo viên để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học cơ sở đạt hiệu quả

3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng tổ chức cho CB,GV nhằm mục đích nâng cao chất lượng các HĐTN cho HS. Đó cũng chính là

81

góp phần nâng cao uy tín cho CB,GV thể hiện ở việc hoàn thành tốt nhiệm vụ với mục tiêu cuối cùng là giáo dục toàn diện cho học sinh.

Các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều do người GV trực tiếp thực hiện. Vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐTN cho đội ngũ GV của các trường là rất quan trọng. Muốn hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội... cho HS thì chính người GV phải có kỹ năng tổ chức HĐTN bằng những phương pháp, hình thức hiệu quả nhất.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Để tổ chức HĐTN đạt hiệu quả, nhà trường cần có đội ngũ CB,GV có năng lực vững vàng, có uy tín với đồng nghiệp, với học sinh và nhân dân địa phương, đặc biệt là phải có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Để có nguồn nhân lực này thì nhà trường phải chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức khóa tập huấn cho CB, GV trong trường về kỹ năng, nghiệp vụ cách thức thiết kế tổ chức hoạt động. Hiệu trưởng cần tâp trung chỉ đạo, xây dựng, thiết kế, tổ chức hoạt động mẫu sau đó rút kinh nghiệm, nhân rộng ra toàn trường.

- Trước tiên, Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, phân loại GV từ đó xác định yêu cầu rèn luyện. Phải tạo ra được bầu không khí lành mạnh để GV tự giác thực hiện. Khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất ở trong tổ, nhóm chuyên môn. Mọi GV phải nghiên cứu kỹ nội dung, thao tác thực hiện phải thống nhất, quá trình thực hiện có lôgic chặt chẽ. Qua thực tế hoạt động, GV sẽ nhận thấy những mặt mạnh yếu của mình để cùng nhau trao đổi nâng cao tay nghề. Sau đó, hình thành và rèn kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV, đó là kỹ năng đưa ra nhiều phương án tổ chức hoạt động và lựa chọn phương án tốt nhất, kỹ năng xác định chủ đề, tên hoạt động, kỹ năng thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN cho học sinh, kỹ năng xây dựng kịch bản hoạt động, kỹ năng thiết kế các dự án trải nghiệm của học sinh, kỹ năng điều phối hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động, kỹ năng vận dụng các nguyên tắc, các yếu tố tổ chức HĐTN tạo sự hứng thú cho HS...

- Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ GV, sự tích cực tham gia hoạt động của HS. Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐTN cho cán bộ GV nhà

82

trường. Bồi dưỡng GV cách thiết kế các HĐTN trong quá trình dạy học. Bồi dưỡng GV cách khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động thực tiễn.

- Cử CBQL, GV rham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục nói chung, quản lý HĐTN nói riêng do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Căn cứ vào việc lĩnh hội này mà CBQL, GV mới có thể đề ra biện pháp quản lý và hướng dẫn các bộ phận thực hiện HĐTN một cách tốt nhất.

- Khảo sát đội ngũ GV về nhận thức, năng lực tổ chức, tinh thần trách nhiệm, những điểm mạnh, điểm yếu dựa trên đánh giá GV của những năm học trước. Phân công công việc với những nội dung và trách nhiệm cho các bộ phận và cá nhân một cách rõ ràng, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Cần chú ý đến năng lực chuyên môn của GV trong hoạt động được phụ trách; tránh xu hướng phân công theo định mức cho đủ theo quy định, nên trú trọng đến uy tín, phẩm chất năng lực của GV.

- Tổ chức tập huấn: Thực tế, mỗi GV trong nhà trường được đào tạo ở các trường sư phạm theo một chuyên môn nhất định, nặng về tri thức khoa học, khả năng và kinh nghiệm giáo dục còn hạn chế, vì vậy cần bồi dưỡng cho họ năng lực tổ chức các HĐTN. Trong khi đó ở các trường THCS hiện nay hình thức hoạt động còn đơn điệu, chưa hiệu quả, nên không có môi trường để GV học cách thức tổ chức. Do đó phải bồi dưỡng thường xuyên cho CB, GV tổ chức HĐTN để họ cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và qua đó chính họ được phát triển, từ đó yêu thích công việc của mình, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

- Nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên phải được tiến hành từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, mà chủ yếu là rèn luyện các kỹ năng: Xác định nhu cầu, xác định mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu; lựa chọn sắp xếp nội dung phù hợp với mục tiêu; kỹ năng tìm các hình thức, phương pháp, phương tiện, công cụ tổ chức các HĐTN đáp ứng mục tiêu HĐTN và cuối cùng là khâu đánh giá.

- Hình thức tổ chức: Có thể lãnh đạo nhà trường mời các chuyên gia về HĐTN tập huấn nghiệp vụ cho các GV, HS cốt cán sau đó nhân rộng sang các đối

83

tượng khác, tập huấn thông qua hội thảo, giao lưu với các đơn vị có mô hình hay hoặc tự học thông qua tài liệu, internet…

Để các HĐTN trong nhà trường thực sự hiệu quả, CB, GV cần phải biết và thực hiện được quy trình tổ chức hoạt động cơ bản theo những bước sau:

Bước 1 (Đặt tên cho hoạt động theo chủ đề):

Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoac ̣h hoạt động giáo dục, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động. Cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn tạo được sự hứng khởi và tích cực của học sinh.

Giáo viên cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt động đã được gợi ý trong kế hoạch của nhà trường , nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu.

Bước 2 (Xác định mục tiêu, nôi dung và hình thức hoạt động):

Tùy theo chủ đề của HĐTN ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh quy mô tổ chức mà mục tiêu sẽ được cụ thể hóa. Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau: Hoạt động này có thể hình thành những kiến thức ở mức độ nào? Những kỹ năng ở mức độ nào? và những thái độ, giá trị nào ở học sinh sau hoạt động?

Cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng.

Bước 3 (Chuẩn bị hoạt động):

Giáo viên, học sinh cần phải hiểu biết được nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động. Xây dựng kế hoạch: chuẩn bị nội dung công việc và phân công cụ thể lực lượng tham gia chuẩn bị những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể cho hoạt động: tài liệu, phương tiện CSVC, tài chính… Cần khai thác những phương tiện, điều kiện sẵn có của nhà trường, tranh thủ sự phối hợp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)