B. NỘI DUNG
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung
học cơ sở huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở học cơ sở
Xây dựng kế hoạch HĐTN phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện cụ thể của nhà trường đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch HĐTN một cách khoa học và có chất lượng. Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý và khảo sát ý kiến của CBQL và GV, kết quả như sau:
Bảng 2.8: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch HĐTN trường THCS
T T Nội dung Ý kiến đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch HĐTN chung cho
toàn trường. 40 44.4 26 28.9 24 26.7 2 Xây dựng kế hoạch cho từng hoạt động cụ thể 43 47.8 39 43.3 8 8.9
3 Xây dựng kế hoạch các HĐTN đột xuất
mang tính sự kiện 34 37.8 36 40.0 20 22.2
4 Xây dựng kế hoạch HĐTN gắn với nội dung
học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp. 38 42.2 23 25.6 29 32.2
5 Xây dựng kế hoạch về kiểm tra, giám sát và
đánh giá HĐTN 40 44.4 34 37.8 16 17.8
Bảng thống kê 2.8 cho thấy: Tất cả 5 nội dung quản lý của Ban giám hiệu về xây dựng kế hoạch HĐTN đã thực hiện thường xuyên đạt tỷ lệ thấp dưới 50%. Tỷ lệ không thực hiện chiếm tỷ lệ cao, cụ thể: Nội dung xây dựng kế hoạch HĐTN chung
58
thể 8.9%, xây dựng kế hoạch các HĐTN đột xuất mang tính sự kiện 22.2%, xây dựng kế hoạch HĐTN gắn với nội dung học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp 32.2%, xây dựng kế hoạch về kiểm tra, giám sát và đánh giá HĐTN 17.8%.
Kết quả trên cho thấy, việc xây dựng kế hoạch HĐTN ở các trường THCS huyện Vị Thủy chưa được quan tâm. Qua tìm hiểu, kế hoạch HĐTN của một số đơn vị không được xây dựng từ đầu năm học bởi vì chưa có sự chỉ đạo cụ thể về HĐTN một cách thường xuyên liên tục mà chỉ khuyến khích các nhà trường có điều kiện thực hiện. Chính vì thế kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả của hoạt động không cao.
Khi trao đổi với CB, GV tôi nhận được ý kiến cho rằng: không phải mọi HĐTN đều có kế hoạch, đa số kế hoạch là giao cho GV phụ trách xây dựng, một số kế hoạch chưa được phê duyệt của lãnh đạo nhà trường, có kế hoạch được xây dựng gấp rút, chắp vá, không có sự bàn bạc thống nhất khi thực hiện không đạt được mục tiêu đề ra. Mặt khác cấu trúc nội dung của kế hoạch chưa đầy đủ, mới chỉ mang tính hình thức, chưa có sự phân công công việc rõ ràng, chưa xác định cụ thể thời gian, hình thức, điều kiện tổ chức..., lịch HĐTN ghi chung với lịch làm việc của trường.
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy CBQL chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, thực trạng BGH xây dựng kế hoạch HĐTN đang ở mức thấp, tỉ lệ đánh giá thường xuyên dưới 50%, tỉ lệ đánh giá không thực hiện còn cao(từ 8.9% đến 32.2%). Trong điều kiện còn khó khăn ở nhiều mặt song đòi hỏi BGH cần quan tâm hơn, cải tiến cách thức quản lý và cần có những biện pháp quản lý để các lực lượng thực hiện được thành công mục tiêu HĐTN đã đề ra. Muốn thế thì công tác xây dựng kế hoạt động của nhà trường, trong đó có kế hoạch HĐTN cần được quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, các lãnh đạo nhà trường.