B. NỘI DUNG
1.5.2. Yếu tố khách quan
- Điều kiện cơ sở vật chất
Điều kiện, phương tiện tổ chức các HĐTN sẽ làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động. Để tổ chức các HĐTN ở trường THCS đạt kết quả mong muốn nhà trường cần đảm bảo tốt các điều kiện về CSVC. Nếu có điều kiện đầy đủ về CSVC sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động đó diễn ra một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả. Nếu CSVC không đáp ứng, thiếu thốn, hạn hẹp thì HĐTN diễn ra không hiệu quả.
Ngày nay có nhiều tổ chức, cá nhân rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, do đó nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ của các lực lượng ngoài xã hội để tăng cường
38
cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục học sinh.
- Đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ờ trường THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em. Sự phát triển của các em thời kì này được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: Thời kì quá độ, tuổi khó khăn, tuổi khủng khoảng, khủng khoảng tuổi dậy thì, tuổi bất trị... Đây là thời kì quá độ từ trẻ con sang người lớn và giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: về thể chất, trí lực, đạo đức, xã hội…
Bước vào tuổi thiếu niên có sự cải tổ lại rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lí. Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển cơ thể của cá nhân, đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lí của thiếu niên có đặc điểm làTác nhân quan trọng ảnh: Tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối. Đồng thời xuất hiện yếu tố mới mà ở lứa tuổi trước chưa có (sự phát dục), huớng đến sự cải tổ thể chất - sinh lí của tuổi thiếu niên.
Nhận thức của thiếu niên chuyển từ tính chất không chủ định sang có chủ định, tuy nhiên tính chất có chủ định vẫn chưa chiếm ưu thế. Hình thành nhận thức lí tính dựa trên tư duy khoa học theo lôgic của đối tượng từng môn học.
Sự tự ý thức của lứa tuổi thiếu niên bắt đầu từ sự tự nhận thức hành vi của mình. Ý thức của học sinh THCS được hình thành trong những điều kiện cụ thể và bằng những con đường cụ thể sau: Hình thành trong hoạt động và bằng hoạt động; Lĩnh hội nền văn hoá, ý thức xã hội; tự giáo dục, tự ý thức, đối chiếu mình với người khác.
Đời sống tình cảm của học sinh THCS tương đối phong phú, phức tạp và sâu sắc: dễ xúc động, tình cảm dễ chuyển hoá, dễ thay đổi, đôi khi có mâu thuẫn, tình cảm còn mang tính bồng bột. Xuất hiện tình cảm khác giới, những rung cảm đầu đời của tình yêu học trò.
39
Từ những hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS như trên đòi hỏi người GV phải hiểu được: Nếu các hoạt HĐTN mà phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS thì sẽ hấp dẫn thu hút được HS tham gia; Nếu HĐTN không phù hợp làm cho các em HS chán, không ham thích, không thu hút được các em hoặc nếu có thì tham gia không tích cực, hoạt động kém hiệu quả.
- Yêu cầu đổi mới giáo dục THCS liên quan đến HĐTN
Hoạt động trải nghiệm là một trong những con đường thực hiện mục tiêu giáo dục. Để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục THCS, HĐTN phải có chương trình, nội dung phù hợp với yêu cầu đổi mới và trở thành hoạt động bắt buộc đối với các trường THCS. HĐTN là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở trường trung học cơ sở, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em.
Nội dung giáo dục THCS được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với khu vực, với thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhu cầu nguồn nhân lực theo hướng giảm tải, phân luồng, nâng cao năng lực tư duy, kinh nghiệm thực hành, thực tiễn, hình thành các kĩ năng sống đáp ứng với yêu cầu xã hội. Chương trình hoạt động trải nghiệm bao gồm các nội dung hoạt động: hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Bốn nội dung này cơ bản đáp ứng đổi mới nội dung giáo dục hiện nay.
Do sự thay đổi về mục tiêu dẫn đến sự thay đổi về nội dung dạy học, để phù hợp với sự thay đổi đó thì phương pháp cũng phải được thay đổi cho phù hợp.
Từ sự thay đổi về mục tiêu là “…phát triển năng lực cá nhân, tính năng độngvà sáng tạo” thì cần có sự đổi mới về phương pháp đó là “Lấy người học làm trung tâm”, với phương pháp này người học dưới sự trợ giúp của GV tự tìm kiếm tri thức cho bản thân, tham gia hoạt động học tập một cách sáng tạo linh hoạt sẽ giúp họ nhanh chóng trưởng thành, hòa nhập và đáp ứng kịp thời xu thế phát triển của thực tiễn xã hội. Phương pháp lấy người học làm trung tâm là phương pháp phù
40
hợp nhất cho việc tổ chức HĐTN cho HS. Vì phương pháp giáo dục trong HĐTN phải đáp ứng các yêu cầu sau: Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm; giúp người học phát triển kỹ năng phân tích, khái quát hoá các kinh nghiệm có được; gạo cơ hội cho người học có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.
Tiểu kết chương 1
HĐTN là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong chương trình GDPT mới. Trước xu thế hội nhập, giáo dục phải đào tạo nên những con người mới có được những phẩm chất đáp ứng với nền kinh tế tri thức, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục đích chính là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
Trong chương 1, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý các HĐTN, đề cập đến một số khái niệm công cụ như: quản lý, quản lý nhà trường, hoạt động trải nghiệm, quản lý HĐTN. Trong đó, quản lý HĐTN bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá thực hiện HĐTN. Để thực hiện tốt hoạt động này hiệu trưởng và người quản lý phải thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ, năng lực của hiệu trưởng, của đội ngũ GV, điều kiện CSVC của nhà trường; nhận thức và sự tham gia của CMHS, các lực lượng giáo dục khác, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ... Đây là những luận cứ cơ bản, là cơ sở để tác giả xem xét thực trạng quản lý HĐTN cho HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trong chương tiếp theo.
41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINHCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VỊ THUỶ,
TỈNH HẬU GIANG
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục- đào tạo của huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang