Vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên trong tổ chức hoạt động trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 33)

B. NỘI DUNG

1.3.4. Vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên trong tổ chức hoạt động trả

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của HĐTN trong nhà trường phổ thông:

- Hình thức có tính khám phá (Thực địa-thực tế, Tham quan, Cắm trại, Trò chơi,...); - Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo/hội thi, Sân khấu hoá,...);

- Hình thức có tính cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, vì cộng đồng...);

- Hình thức có tính nghiên cứu, phân hoá (Dự án và nghiên cứu khoa học, Hoạt động theo nhóm sở thích).

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, cần chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.

1.3.4. Vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh nghiệm cho học sinh

1.3.4.1. Vai trò của cán bộ quản lý(Hiệu trưởng) trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Trong tổ HĐTN cho học sinh, người Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định. Hoạt động này có được duy trì đều đặn, có đạt được kết quả như mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo từ phía người Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá, nhắc nhở thường xuyên thì HĐTN sẽ đi vào nề nếp và ngược lại. Muốn vậy nó

23

đòi hỏi trước hết ở người Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của công tác tổ chức HĐTN cho HS trong nhà trường. Có nhận thức được vấn đề này, người Hiệu trưởng mới thấy được tính cấp thiết của việc tổ chức các buổi HĐTN cho học sinh.

Khi đã hiểu được vị trí, vai trò và tác dụng của HĐTN, Hiệu trưởng sẽ lên kế hoạch năm học, đưa các HĐTN vào kế hoạch và chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của HĐTN, tiến hành rút kinh nghiệm để hoạt động này đi vào nề nếp và thành sinh hoạt thường kỳ trong nhà trường phổ thông.

Chất lượng chuyên môn sẽ được nâng lên một phần không nhỏ từ chính các HĐTN. Bởi thế người Hiệu trưởng trong nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, giao cho người phụ trách, dự trù các hoạt động chính trong kỳ, trong năm, hoàn toàn chủ động, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của nhà trường trong đó có HĐTN.

Hiệu trưởng là người chỉ huy, tạo các điều kiện để tổ chức tốt các HĐTN và cũng là người kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng của các hoạt đông này. Hiệu trưởng phải là người xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

1.3.4.2. Vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Trong tổ chức HĐTN cho học sinh, giáo viên có một vai trò là giúp cho HS nắm được nội dung, ý nghĩa, tác dụng của HĐTN, tạo cho các em có cơ hội để bày tỏ những hiểu biết của mình với chính lĩnh vực mà các em được tham gia trải nghiệm.

Giáo viên là người hướng dẫn các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát hiện ra ở các em những khả năng nổi trội, tham mưu cho người phụ trách để có kế hoạch bồi dưỡng, ươm mầm tài năng, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Giáo viên là người chỉ đạo, là trọng tài đánh giá kết quả HĐTN, uốn nắn những sai lệch, động viên, khích lệ những sáng tạo và hình thành cho các em khả năng tự nghiên cứu, say mê khoa học. Các em không phải mất thời gian mò mẫm trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm đúng sai, không phải trả giá cho những gì không cần thiết.

24

Trên cơ sở kiến thức nội khoá, người giáo viên phụ trách HĐTN sẽ có dịp mở rộng, cập nhật những kiến thức cần thiết, củng cố, phát triển những kỹ năng thực hành của học sinh. Hệ thống kiến thức của các em nhờ đó sẽ được ghi nhớ theo lô gíc chặt chẽ, được khắc sâu. Không chỉ thế người giáo viên tổ chức HĐTN cho HS còn giáo dục cho các em phát triển tốt về mặt nhân cách, khơi dậy tình yêu với quê hương đất nước, có thái độ và hành động đúng trước cuộc sống xung quanh. Các kỹ năng của các em được phát triển toàn diện: Đọc - nghe - nói - viết - thực hành.

Giáo viên là người phối hợp các lực lượng giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt đông trải nghiệm cho học sinh THCS.

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi chính xác từ đối tượng quản lý, tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trường giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh với các cán bộ quản lý cũng như tạo ra mối liên kết giữa nhà trường với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Sau khi kiểm tra đánh giá HĐTN, chủ thể quản lý HĐTN có kết luận về các kết quả tự đánh giá đó và có các phương án điều chỉnh HĐTN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Đánh giá kết quả giáo dục trong HĐTN là đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và định hướng cho học sinh tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện.

Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm bao gồm:

25

- Đánh giá mức độ nhận thức về các vấn đề đã được đề cập trong các chủ đề hoạt động.

- Đánh giá về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực,... của học sinh khi tham gia hoạt động.

- Đánh giá về các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động. - Đánh giá về đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.

- Đánh giá về số giờ tham gia các hoạt động.

Phương pháp đánh giá:

Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học cần dựa trên cả hai loại thông tin định tính và định lượng.

Thông tin định tính là những thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên và từ các nguồn khác (ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của phụ huynh học sinh và cộng đồng),

Thông tin định lượng là những thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động lao đ ộng,...); số lượng các sản phẩm hoàn thành và được lưu trong hồ sơ hoạt động.

Các hình thức đánh giá:

- Tự đánh giá: là hoạt động đánh giá bản thân do mỗi học sinh thực hiện. Tự đánh giá tạo cơ hội để mỗi học sinh tự xem xét và điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa cho giáo viên về quan niệm giá trị, nhu cầu rèn luyện và cách thức rèn luyện mong muốn của học sinh. Khi học sinh trở thành người tự giám sát độc lập, giáo viên cần đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan hệ bình đẳng, hợp tác với học sinh để vừa có thể đồng hành cùng các em vừa có định hướng đánh giá sâu sắc hơn.

- Đánh giá đồng đẳng: Đánh giá đồng đẳng là hoạt động đánh giá giữa các học sinh nhằm cung cấp thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ nhau. Đánh giá đồng đẳng tạo cơ hội cho học sinh phát triển tinh thần hợp tác, tư duy phản biện

26

và khả năng thuyết phục người khác. Từ đánh giá đồng đẳng, giáo viên cũng thu nhận được thông tin về quan niệm giá trị, nhu cầu rèn luyện và cách thức rèn luyện mong muốn của học sinh.

- Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng: Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng là ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và của những người có mối quan hệ nhất định với học sinh (ấp, xã, nơi học sinh tham gia các hoạt động,...) về ý thức, thái độ của học sinh trong cuộc sống hằng ngày và trong việc tham gia các hoạt động trải nghiệm. Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng giúp học sinh và giáo viên có thông tin đầy đủ, toàn diện hơn về sự phát triển của học sinh trong quá trình rèn luyện. Giáo viên chủ động lập kế hoạch lấy ý kiến cha mẹ học sinh và cộng đồng bằng hình thức phù hợp (lấy ý kiến thường xuyên hoặc định kì; qua trao đổi trực tiếp hoặc qua phiếu nhận xét).

Khi lấy ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh và cộng đồng, cần tập trung vào mục tiêu giáo dục, làm rõ những gì học sinh đã thực hiện tốt, những gì cần cải thiện và phản hồi, gợi ý cho học sinh về hướng tiếp tục rèn luyện để đáp ứng mục tiêu giáo dục.

- Đánh giá của giáo viên: Đánh giá của giáo viên là sự thu thập, xử lí các thông tin về quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động (qua bài kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,...) và về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng, cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày. Giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với các giáo viên khác có liên quan đến học sinh để thống nhất đánh giá về học sinh.

Tổng hợp kết quả đánh giá:

Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá từ những đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng.

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Kết quả đánh giá sau mỗi học kì đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về

27

phẩm chất và năng lực theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trong đó, kết quả xếp loại theo chữ và được quy đổi sang thang điểm 10 với hệ số quy đổi như sau: loại A+ (Xuất sắc) tương đương 10 điểm; loại A (Tốt): từ 8 đến 9 điểm; loại B (Khá): từ 6 đến 7 điểm; loại C (Đạt yêu cầu): 5 điểm; loại D (Chưa đạt yêu cầu): dưới 5 điểm.

Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường trung học cơ sở

Tổ chức hoạt động giáo dục trong đó có HĐTN là hoạt động quan trọng, cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Để có thể quản lý tốt hoạt động này thì hiệu trưởng phải thực hiện tốt các công việc sau:

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở

Kế hoạch là tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có nội dung chương trình, thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể, xác định phương án triển khai và định hướng phát triển. Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình.

Việc lập kế hoạch quản lý HĐTN là khâu quan trọng nhất, được thực hiện trước tiên cho công tác quản lý. Khi lập kế hoạch, hiệu trưởng cần phải nắm chắc kế hoạch của cấp trên, dựa vào các chỉ thị nhiệm vụ năm học, văn bản hướng dẫn, khung chương trình... và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, thời gian thực hiện, người phụ trách, lực lượng tham gia, địa điểm, các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch HĐTN là trình tự những nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học. Trong kế hoạch cần chọn lọc các hoạt động phù hợp, xác định chủ điểm cho từng thời gian. Phải có kế hoạch và lịch hoạt động cho toàn trường và từng khối lớp, cho từng thời điểm, tiến tới ổn định thành nề nếp thường xuyên, liên tục. Hiệu trưởng lập kế hoạch phải

28

xác định rõ các mục tiêu cần đạt tới, lựa chọn các biện pháp thích hợp cho từng hoạt động, từng chủ đề, lập chương trình hoạt động.

Lập kế hoạch chính là sự sắp xếp một cách hợp lí, khoa học những công việc nào đó cần phải thực hiện trong một thời gian nhất định với những con người và vật chất cụ thể kèm theo. Lập kế hoạch tổ chức HĐTN phải nắm chắc ba vấn đề quan trọng, đó là: làm cái gì? làm như thế nào? ai làm?

Lập kế hoạch HĐTN không phải chỉ là công việc riêng của hiệu trưởng mà phải của cả GVCN và Tổng phụ trách Đội. Căn cứ kế hoạch chỉ đạo chung của nhà trường, TPT Đội, GVCN phải xây dựng kế hoạch thực hiện cho Liên đội, cho riêng lớp của mình chủ nhiệm. Như vậy kế hoạch của nhà trường vừa mang tính định hướng, vừa có hướng mở, vừa có hướng đóng. “Mở” là nhằm tạo điều kiện cho các lớp xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của lớp mình, “đóng” là những hoạt động mang tính bắt buộc, phụ thuộc chương trình giáo dục nói chung hoặc hoạt động mang tính chất chung toàn trường.

Kế hoạch hoạt động trải nghiệm cần xác định rõ:

- Tên hoạt động của từng chủ đề hay từng môn học hoặc tích hợp các môn học: lựa chọn tên mang ý nghĩa và thu hút được sự quan tâm của các đối tượng tham gia; phù hợp với nhiệm vụ của năm học và tâm lý lứa tuổi học sinh.

- Mục tiêu, yêu cầu của hoạt động: phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh,...

- Nội dung của HĐTN: phù hợp và có mối quan hệ với hoạt động dạy học, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.

- Cách thức thực hiện hoạt động: Lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, địa phương và đói tượng học sinh.

- Các lực lượng tham gia: CB, GV, học sinh trong trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan.

- Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)